Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mất thị trường châu Âu, năng lượng Nga sẽ chảy về đâu?

Phân tích

09/04/2022 10:39

Những ngày mà châu Âu trở thành khách hàng “thân thuộc” trong lĩnh vực năng lượng của Nga có lẽ sắp kết thúc và đây là thời điểm mà Moscow sẽ cần phải tìm thị trường mới nếu nước này muốn duy trì vị trí siêu cường về dầu khí. Vậy những thị trường mới mà Nga có thể tiếp cận là ở đâu?
news

Nga là nước xuất khẩu khí đốt tự nhiên và dầu mỏ lớn nhất thế giới đó là điều không có gì để bàn cãi. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, 45% ngân sách liên bang của Nga vào năm 2021 đến từ nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên.

Liên minh châu Âu (EU) từ lâu đã trở thành khách hàng thân thuộc đối với cả dầu và khí đốt của Nga. Trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 10/2021, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ (EIA) cho biết, 49% lượng dầu thô và sản phẩm ngưng tụ xuất khẩu của Nga được chuyển đến các quốc gia châu Âu.

60618544_303.jpg
Châu Âu là khách hàng lớn của Nga trong nhiều thập kỷ qua.

Đối với khí đốt tự nhiên, vai trò của châu Âu với tư cách là thị trường chính của Nga, thậm chí còn rõ rệt hơn – khi trên dưới 3/4 tổng lượng khí đốt tự nhiên xuất khẩu của Nga đến các nước châu Âu vào năm 2021, theo EIA.

Tuy nhiên, việc Nga tấn công vào Ukraina và cáo buộc phạm tội ác chến tranh đã khiến EU tăng tốc kế hoạch xoay trục, thoát khỏi sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch của Nga ngày càng rõ ràng hơn.

Các quốc gia châu Âu như Đức và Ý đang đẩy nhanh tốc độ thoát khỏi sự phụ thuộc này, đặc biệt là đối với khí đốt tự nhiên – một lĩnh vực mà trước đó vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi.

Nhưng, nếu kế hoạch của Ủy ban châu Âu sớm được triển khai, đó là đoạn tuyệt với tất cả các nhiên liệu hóa thạch của Nga "trước năm 2030" thành hiện thực, Nga sẽ rất cần một số khách hàng mới.

Chuyển hướng sang châu Á?

Nga có thể sẽ tập trung vào việc tăng doanh số bán hàng cho các khách hàng hiện tại chưa áp đặt các lệnh trừng phạt, chẳng hạn như Trung Quốc. Về dầu mỏ, Trung Quốc là khách hàng ngoài châu Âu lớn nhất của Nga, chiếm phần lớn trong số 38% trong toàn bộ lượng dầu mà Nga bán cho các nước trong khu vực châu Á và châu Đại Dương vào năm 2021.

61213850_401.jpg
Ấn Độ là một trong những nước tiêu thụ lớn và phần lớn đều nhập khẩu.

Nga hiện là nhà cung cấp dầu lớn thứ hai của Trung Quốc, chỉ sau Saudi Arabia, nhưng các chuyên gia tin rằng, mục tiêu chính của Điện Kremlin trong những năm tới là vượt qua các đối thủ Trung Đông để trở thành nhà cung cấp dầu chính cho Trung Quốc.

Fernando Ferreira, một nhà phân tích rủi ro địa chính trị kiêm nhà tư vấn cho Công ty năng lượng Rapidan cho rằng: “Động lực thú vị nhất từ ​​quan điểm thị trường năng lượng mà chúng ta sẽ theo dõi trong năm nay là cách Nga cố gắng dịch chuyển các mối quan hệ thương mại lâu đời từ Trung Đông sang Đông Á”.

Một mục tiêu lớn khác của Moscow là tăng đáng kể khối lượng bán cho Ấn Độ. Đất nước 1,38 tỷ dân này là nước tiêu thụ dầu lớn thứ ba thế giới, phần lớn trong số đó cần phải nhập khẩu.

Iraq, Saudi Arabia và UAE là những nhà cung cấp lớn nhất của Ấn Độ và vào năm 2021, Nga chỉ chiếm 2% lượng dầu nhập khẩu của nước này. Nhưng điều đó đã và đang có dấu hiệu thay đổi. Ấn Độ đã không lên án hành động của Nga ở Ukraina và trong tháng 3 và tháng 4, số lượng dầu mà nước này mua của Nga đã tăng lên đáng kể.

Với việc dầu thô Nga hiện bị nhiều quốc gia phương Tây xa lánh, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đã háo hức mua nó với giá chiết khấu cao.

Margarita Balmaceda, một cộng sự của Trung tâm Nghiên cứu Nga và Á-Âu tại Đại học Harvard, chỉ ra với rằng, hai nhà máy lọc dầu lớn của Ấn Độ gần đây đã mua một lượng lớn dầu Sokol – loại dầu đến từ đảo Sakhalin sau một số quốc gia và công ty khác từ chối nhập.

d60cf7fc-40f1-405c-92c1-406bb3ba3d2c.jpeg
Trung Quốc có thể là thị trường mới của năng lượng Nga.

Tuy nhiên, có những nghi ngờ về mức độ mà các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ có thể thay thế nhu cầu của châu Âu.

Nhà phân tích Ferreira nói rằng, các mối quan hệ thương mại liên quan đến dầu giữa các nước Trung Đông và Trung Quốc, Ấn Độ đã phải mất hàng thập kỷ để vun đắp. Ông nói: “Tôi nghĩ rằng cả hai đều sẽ cảnh giác với việc đóng cửa hoàn toàn đối với các nước Trung Đông để chuyển sang các thùng dầu của Nga”.

Một vấn đề khác mà ông Ferreira dự đoán là các lệnh trừng phạt của phương Tây sẽ tác động như thế nào đến năng lực mua thiết bị và công nghệ cần thiết cho sản xuất dầu của Nga. Ông nói: “Nga sẽ khó giữ được mức cung mà không có khả năng tiếp cận các công nghệ phương Tây”.

Đầu ra của khí đốt gặp khó?

Tuy nhiên, Nga sẽ dễ dàng tìm được thị trường mới cho dầu hơn là khí đốt. Trong khi về mặt vật chất, nước này có thể chuyển dầu sang các thị trường mới tương đối dễ dàng, tuy nhiên, việc vận chuyển khí tự nhiên qua các đường ống cho các đối tác mới là khó khả thi. Ngoài ra, năng lực sản xuất LNG (khí tự nhiên hóa lỏng) của Nga được cho là vẫn thua xa các đối thủ.

gettyimages-1238745501.jpg
Khí đốt được cho là khó tìm thị trường thay thế hơn.

Nếu Nga muốn thay thế thị trường khí đốt của châu Âu, thì khoản đặt cược lớn nhất của họ dường như vào Trung Quốc. Vào tháng 2, Bắc Kinh và Moscow đã công bố một hợp đồng 30 năm để Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua một đường ống mới. Thỏa thuận này cũng đồng ý rằng việc mua bán sẽ được thực hiện bằng đồng euro.

Nga cũng đã thiết lập mới quan hệ chặt chẽ về khí đốt với Pakistan. Nga đã đồng ý xây dựng Pakistan Stream, một đường ống trị giá 2 tỷ USD (1,8 tỷ euro), sẽ chuyển LNG từ cảng phía Nam của Karachi đến miền Bắc nước này. Giống như nước láng giềng Ấn Độ, Pakistan không hề lên án việc Nga xâm lược Ukraina.

Tuy nhiên, bà Balmaceda cho rằng, những tuyên bố mạnh miệng của Nga về chủ đề chuyển khối lượng khí đốt từ Tây sang Đông đã vượt quá những gì có thể làm được trên thực tế. Bà nói: “Thực tế là những dự án đó cần nguồn tài chính lớn, và nếu không có tài chính, chúng sẽ không thành hiện thực”.

Bà nói thêm rằng, về lý thuyết, Nga có thể xây dựng cơ sở hạ tầng mới để cung cấp khí đốt cho Trung Quốc hoặc thậm chí Ấn Độ trong tương lai nhưng điều đó sẽ đòi hỏi "đầu tư lớn", điều này dường như không thực tế đối với triển vọng kinh tế của Nga.

Chuyên gia Ferreira cho rằng, lựa chọn thực tế duy nhất của Nga đối với khí đốt ở châu Á sẽ là thông qua các đường ống hiện có hoặc mới giữa Trung Quốc và Tây Siberia. "Điều đó sẽ mất một thời gian. Vì vậy, không có giải pháp ngắn hạn cho khí đốt của Nga và nó sẽ phải đóng", ông nói.

Nga sẽ mất dần ảnh hưởng trên thị trường năng lượng?

Theo ông, hậu quả lâu dài là Nga sẽ không còn là một người chơi lớn trên thị trường năng lượng toàn cầu.

"Họ chỉ đơn giản là sẽ không trở thành cường quốc năng lượng như ngày nay, không phải vì họ không có tài nguyên, mà đơn giản là vì họ không có thị trường để bán nó hoặc các công nghệ để nâng cao điều đó".

Tuy nhiên, Balmaceda, người gần đây viết một cuốn sách về năng lượng Nga có tiêu đề "Chuỗi năng lượng của Nga: Sự làm lại của nền công nghệ chính trị từ Siberia, Ukraina đến Liên minh châu Âu", lại nghi ngờ và cho rằng năng lượng Nga vẫn có thể trở lại thị trường đầy tiềm năng này.

“ Năng lượng của Nga có thể trở lại trên thị trường châu Âu, trừ khi có một liên minh đủ mạnh gồm các nhóm lợi ích chống lại điều đó – tức phản đối sử dụng năng lượng của Nga”, bà nói.

61000668_401.jpg
TT Putin và ông Tập Cận Bình.

Ví dụ như các nhà sản xuất than, các nhóm năng lượng tái tạo hoặc nhà sản xuất LNG - có thể thuyết phục các nhà hoạch định chính sách châu Âu tránh xa năng lượng Nga chẳng hạn.

Bà trích dẫn ví dụ về "chi phí chìm" - nơi tiền đã được đầu tư mà không thể thu hồi được - như một khái niệm mà một số công ty có thể liên quan đến các đường ống hiện có từ Nga như một lý do kinh tế để tiếp tục sử dụng khí đốt của Nga.

Bà Balmaceda cảnh báo rằng, các lựa chọn năng lượng thay thế sẽ cần được đầu tư mạnh càng sớm càng tốt để thuyết phục các chính phủ và doanh nghiệp gắn bó với chúng.

Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng đã có những dấu hiệu rõ ràng cho thấy một số quốc gia Trung và Đông Âu như Hungary và Serbia sẽ sẵn sàng mua khí đốt của Nga trong tương lai.

Năm ngoái, Hungary đã ký một thỏa thuận với Nga đồng ý nhận khí đốt của Nga thông qua các đường ống đi qua Ukraina, chẳng hạn như TurkStream, một đường ống dẫn khí đốt nối Nga với Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen. Hôm thứ Tư, Thủ tướng Hungary Viktor Orban nói rằng Hungary sẵn sàng tuân theo yêu cầu của Vladimir Putin rằng khí đốt phải được thanh toán bằng đồng RUB khi nghĩa vụ thanh toán cho Gazprom có ​​hiệu lực vào tháng Năm.

Bà nói: “Đây là những quốc gia tương đối nhỏ nhưng vẫn rất đáng lo ngại khi điều này đang xảy ra”.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ