Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Masan tiếp tục huy động 8.000 tỷ đồng trái phiếu, dành phần lớn trả nợ

Chứng khoán

14/08/2020 13:38

Số nợ phải thanh toán khoảng 3.000 tỷ đồng, của Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce, vận hành chuỗi bán lẻ Vinmart và Vinmart+, VinEco.

HĐQT Tập đoàn Masan (Masan Group) đã thông qua quyết định huy động 8.000 tỷ đồng trái phiếu. Việc huy động này chia làm 2 phương án, là phát hành ra công chúng và phát hành riêng lẻ.

Trong đó, doanh nghiệp dự kiến chào bán riêng lẻ 43 đợt trái phiếu, nhằm huy động tối đa 4.000 tỷ đồng. 

Ngày phát hành lô trái phiếu này dự kiến trong quý III/2020. Số tiền 4.000 tỷ đồng thu được để tăng quy mô vốn hoạt động và dự án đầu tư.

Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được bảo đảm tài sản, có kỳ hạn 3 năm, trả lãi 6 tháng/lần. Theo quyết định, 2 kỳ đầu tiên có lãi suất 10%/năm, các kỳ tiếp theo được xác định bằng tổng lãi suất tham chiếu và biên độ 4%/năm.  Đối tượng chào bán là cá nhân, tổ chức trong ngoài nước. 

Masan dành 3.000 tỷ đồng trong số tiền thu được từ phát hành trái phiếu để thanh toán nợ vay cho Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce.  Ảnh: MSG.
Masan dành 3.000 tỷ đồng trong số tiền thu được từ phát hành trái phiếu để thanh toán nợ vay cho Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce.  Ảnh: MSG.

Cũng theo nghị quyết, số trái phiếu này Masan Group sẽ mua lại ngay trong năm 2021.

Phương án còn lại, Masan Group chào bán ra công chúng 4.000 tỷ đồng trái phiếu. Số trái phiếu này sẽ được chào bán trong 9 đợt phát hành, dự kiến thực hiện trong quý cuối năm 2020. 

Tổ chức dự kiến thu xếp cho đợt phát hành trái phiếu của Masan là Công ty CP Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS).

Theo nghị quyết, số tiền thu được từ lô trái phiếu phát hành ra công chúng sẽ sử dụng để thanh toán nợ vay nội bộ cho công ty con, là Công ty CP Dịch vụ Thương mại Tổng hợp Vincommerce (khoảng 3.000 tỷ đồng).  1.000 tỷ đồng còn lại để góp thêm vốn điều lệ cho Công ty TNHH The Sherpa.

Đây cũng là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không được bảo đảm tài sản, có kỳ hạn 3 năm và trả lãi 6 tháng/lần.

Công ty TNHH  The Sherpa đang có vốn điều lệ 517 tỷ đồng, dự kiến sau khi tăng 1.000 tỷ đồng thì số vốn sẽ lên 1.517 tỷ đồng.

The Sherpa và Công ty cổ phần The CrownX (TCX) được HĐQT Masan Group ra nghị quyết thành lập tháng 6/2020, nhằm hoàn tất giao dịch hợp nhất giữa Vincomerce (VCM) và Masan Cosumer Holdings (MCH).

Trong đó, CrownX là công ty con nắm giữ phần vốn góp tại MCH và VCM

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quí II/2020, đến cuối tháng 6, The Sherpa là công ty con trực tiếp do Masan sở hữu 99,9% cổ phần. Riêng với The CrownX, hiện Masan đang sở hữu 82,6% cổ phần. Chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên cuối tháng 6 vừa qua, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang và CEO Dany le kỳ vọng Masan sẽ đưa The CrownX trở thành "kỳ lân" trong ngành hàng tiêu dùng và bán lẻ mới.

Doanh thu của The CrownX cũng đã được công bố mới đây, với 25.848 tỉ đồng trong nửa đầu năm nay. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.262 tỉ đồng.

Cũng trong tháng 6, Masan đã hoàn tất đợt huy động vốn khủng với giá trị 10.000 tỉ đồng, chia làm 4 đợt. Số tiền huy động đợt này được thông tin là để tăng vốn cho các công ty con, gồm Công ty Tầm nhìn Masan, thanh toán khoản vay cho Masan Consumer Holdings và tăng đầu tư cho nhà máy thịt ở Hà Nam, thanh toán nợ vay nội bộ cho mảng khoáng sản Núi Pháo…

Trong nửa đầu năm, doanh thu thuần hợp nhất của Masan Group đạt 35.404 tỉ đồng, tăng 103,3% so với cùng kỳ.

Doanh thu tăng vọt được lý giải do Masan ghi nhận khoản doanh thu 15.831 tỷ đồng từ Công ty cổ phần Phát triển Thương mại và Dịch vụ VCM (VCM). Dù vậy, do VCM vẫn đang lỗ lớn nên lợi nhuận Masan Group đạt được nửa đầu năm nay âm đến 162 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 2.192 tỉ đồng.

Q. HUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement