Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mark Zuckerberg đang âm thầm đẩy TikTok vào cửa tử?

Doanh nhân

24/08/2020 19:06

CEO Facebook đã tận dụng những mối quan hệ của mình để góp phần dựng nên hình ảnh một TikTok nguy hiểm, đe dọa an ninh quốc gia trước lãnh đạo Mỹ.

Khi CEO Facebook Mark Zuckerberg tới thủ đô Washington D.C vào cuối năm 2019, ông đã gặp một loạt nghị sĩ Mỹ, cũng như dùng bữa tối cùng Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trong tất cả những dịp đó, Mark Zuckerberg đều nói về quyền tự do phát ngôn, và còn nhắm tới một đối tượng khác: TikTok.

Trong những lần tiếp xúc với Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nghị sĩ tại Washington D.C, Mark Zuckerberg liên tục nhắc tới mối nguy từ Facebook. Ảnh: Shutterstock.
Trong những lần tiếp xúc với Tổng thống Mỹ Donald Trump và các nghị sĩ tại Washington D.C, Mark Zuckerberg liên tục nhắc tới mối nguy từ Facebook. Ảnh: Shutterstock.

Những thông điệp của Mark Zuckerberg

Ở buổi nói chuyện tại đại học Georgetown, Zuckerberg nhấn mạnh TikTok không thể sánh được với Facebook ở quyền tự do ngôn luận, và đã trở thành một mối nguy hiểm tới các giá trị Mỹ và sự thống trị của nền công nghệ Mỹ.

Thông điệp này tiếp tục được Zuckerberg lặp lại trong bữa tối cùng Tổng thống Donald Trump và con rể Jared Kushner vào cuối tháng 10/2019. Wall Street Journal dẫn lời một số người biết về buổi gặp mặt này, cho biết Zuckerberg đã nói tới mối nguy hại mà các công ty Internet Trung Quốc có thể gây ra với các công ty Mỹ, và nhận xét việc kiềm tỏa các công ty này quan trọng hơn là hạn chế Facebook.

Trong những buổi gặp các nghị sĩ Mỹ khác, Mark Zuckerberg cũng tập trung vào TikTok. Thượng nghị sĩ Tom Cotton, người từng gặp Zuckerberg vào tháng 9, cùng nghị sĩ Chuck Schumer đã cùng thảo một bức thư gửi tới cơ quan tình báo Mỹ để yêu cầu điều tra TikTok.

Ông Trump từng ăn bữa tối với Mark Zuckerberg vào tháng 9/2019. Ảnh: Donald Trump.
Ông Trump từng ăn bữa tối với Mark Zuckerberg vào tháng 9/2019. Ảnh: Donald Trump.

Tới đầu tháng 11/2019, chính phủ Mỹ đã mở cuộc điều tra an ninh đối với TikTok, và tới đầu năm 2020 ông Trump đã bắt đầu dọa cấm ứng dụng này. Ngày 6/8, ông Trump ký sắc lệnh cấm mọi giao dịch với TikTok kể từ ngày 20/9, và gây sức ép buộc ứng dụng này phải bán mảng kinh doanh tại Mỹ.

Wall Street Journal nhận định Facebook là một trong những công ty hưởng lợi nhiều nhất từ lệnh cấm TikTok, và Facebook cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chỉ ra mối nguy từ TikTok.

Ngoài những nỗ lực của cá nhân Mark Zuckerberg, Facebook còn thuê một công ty quảng cáo để chạy những chiến dịch ca ngợi đóng góp của các công ty công nghệ Mỹ tới nền kinh tế, an ninh và ảnh hưởng văn hóa của nước này. Theo số liệu từ Center for Responsive Politics, trong nửa đầu năm 2020 Facebook là công ty chi nhiều tiền nhất để vận động hành lang.

Tuy vậy, Wall Street Journal cho rằng khó có thể khẳng định vai trò chính xác của CEO Facebook trong quyết định cấm TikTok của chính phủ Mỹ. Người đại diện của nghị sĩ Cotton cho biết không bình luận gì về nội dung cuộc trò chuyện trong bữa tối.

Người đại diện Facebook Andy Stone khẳng định bình luận của Zuckerberg về các ứng dụng Trung Quốc là nhất quán với chiến dịch khẳng định tầm quan trọng của Facebook với công nghệ Mỹ, giữa các cáo buộc về độc quyền và đe dọa bị quản lý chặt hơn.

Từ đầu năm 2020, chính quyền Tổng thống Trump liên tục nhắc tới khả năng cấm các công ty công nghệ Trung Quốc như TikTok, WeChat. Ảnh: Bloomberg.
Từ đầu năm 2020, chính quyền Tổng thống Trump liên tục nhắc tới khả năng cấm các công ty công nghệ Trung Quốc như TikTok, WeChat. Ảnh: Bloomberg.

"Quan điểm của chúng tôi về Trung Quốc rất rõ ràng: chúng ta phải cạnh tranh. Khi các công ty và sự ảnh hưởng của Trung Quốc mạnh lên, mối nguy đối với Internet toàn cầu cũng tăng lên vì các giá trị của họ trái ngược với chúng tôi", ông Stone cho biết.

Mark Zuckerberg trở mặt nhanh thế nào?

TikTok giờ đã trở thành đối thủ lớn nhất, đe dọa sự thống trị của Facebook trong các mạng xã hội. Trong quý I/2020, TikTok là ứng dụng được tải về nhiều nhất từ trước tới nay, theo công ty thống kê Sensor Tower.

Ứng dụng Trung Quốc đã có khoảng hơn 100 triệu người dùng tại Mỹ, trong khi con số đó của Facebook tại Mỹ và Canada là 256 triệu.

"TikTok từ ứng dụng vô danh trở thành một đối thủ lớn trong các thị trường phương Tây trong 2 năm qua", Brian Wieser, chủ tịch công ty phân tích GroupM nhận xét.

Mark Zuckerberg điều trần trước Hạ viện Mỹ về chủ đề độc quyền vào tháng 7. Ảnh: Bloomberg.
Mark Zuckerberg điều trần trước Hạ viện Mỹ về chủ đề độc quyền vào tháng 7. Ảnh: Bloomberg.

Trong quá khứ, Facebook có thể mua lại các công ty mà họ cho là có thể cạnh tranh với mình như TikTok. Chính Facebook cũng từng muốn mua lại Musical.ly, tiền thân của TikTok, trước khi ByteDance mua lại công ty này và đổi tên vào năm 2017.

Những thương vụ mua lại Instagram hay WhatsApp gần đây bị soi khá kỹ vì những lo ngại độc quyền. Đó là lý do Facebook phải tìm những cách khác để tấn công đối thủ, ông Wieser nhận định.

Khi xuất hiện trước Hạ viện Mỹ ngày 29/7 để điều trần về độc quyền, Mark Zuckerberg đã mở đầu bằng bài phát biểu về mối lo ngại từ các công ty Internet Trung Quốc. Bài phát biểu này bị CEO Kevin Mayer của TikTok công kích.

"Ở TikTok, chúng tôi chào đón sự cạnh tranh. Tuy nhiên, hãy tập trung năng lượng vào cạnh tranh công bằng và mở để phục vụ người dùng, thay vì nhắm sự tấn công như cách đối thủ của chúng tôi, như Facebook, núp bóng lòng yêu nước để cố gắng đẩy chúng tôi khỏi Mỹ", ông Mayer viết trên trang cá nhân.

Nhiều báo lớn cũng chỉ ra rằng những lời mạnh miệng của Mark Zuckerberg hướng tới Trung Quốc đi ngược lại quan điểm của ông trong quá khứ. Năm 2010, Mark Zuckerberg từng chia sẻ đang định học tiếng Trung, và trong những năm sau đó nhiều lần chia sẻ những chuyến công tác tới Trung Quốc.

Mark Zuckerberg từng dùng nhiều chiêu trò để lấy lòng Trung Quốc, như chạy bộ không đeo khẩu trang tại Bắc Kinh năm 2016. Ảnh: Getty.
Mark Zuckerberg từng dùng nhiều chiêu trò để lấy lòng Trung Quốc, như chạy bộ không đeo khẩu trang tại Bắc Kinh năm 2016. Ảnh: Getty.

Cách Mark Zuckerberg xây dựng hình ảnh khiến CEO Facebook được công chúng Trung Quốc yêu thích. Tuy nhiên, những bình luận mới nhất đã khiến thái độ công chúng quay ngoắt 180 độ. Thời báo Hoàn Cầu nhận xét Zuckerberng từng là "con rể quốc dân" của người Trung Quốc, nhưng giờ đây đã trở thành kẻ "vì lợi nhuận bất chấp đạo đức".

"Đối với Facebook, mối lo ngại là mất thị phần mạng xã hội. Đối với chúng ta, sự sợ hãi là thứ khác hẳn", nghị sĩ Josh Hawley, người từng có mặt trong cuộc gặp với Zuckerberg vào tháng 9/2019 nhận định trong một buổi điều trần về TikTok.

"Facebook gần đây đã lên tiếng về những công ty Trung Quốc, như một cách để nâng tầm danh tiếng của mình", Kelli Ford, đại diện của ông Hawley nói thêm khi cố gắng giải thích rằng những mối lo ngại của ông Hawley với TikTok đã có từ trước khi gặp CEO Facebook.

NHẬT MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement