Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 gồm có những gì?

Thông tin - Dịch vụ

02/06/2022 10:46

Vào ngày Tết Đoan ngọ, ngoài mua sắm những vật phẩm quan trọng để làm mâm cỗ cúng như cơm rượu nếp, bánh tro, trái cây tươi... các gia đình cần chú trọng thời gian cúng và đọc văn khấn đúng cách.

Tết Đoan ngọ tức 5/5 Âm lịch, là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng tại Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Năm nay, Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày 3/6 Dương lịch.

Tết Đoan Ngọ thực chất là một phong tục lễ Tết Á Đông, gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong năm.

Thời tiết vào dịp mùng 5/5 thường nắng nóng, oi bức. Đây là thời điểm côn trùng và sâu bọ sinh nở nhiều, nông dân cần phải tìm cách diệt trừ để bảo vệ mùa màng. Có lẽ vì sự kiện này mà Tết Đoan ngọ còn được gọi là Tết diệt sâu bọ.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 gồm có những gì? - Ảnh 1.

Hiện nay, Tết Đoan ngọ vẫn rất được coi trọng. Đây cũng là dịp để những người con đi làm ăn xa trở về sum họp, đoàn tụ gia đình, tưởng nhớ tổ tiên.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 Âm lịch sẽ có sự khác nhau tùy vào từng vùng miền, địa phương. Tuy nhiên, nhìn chung ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam thì mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ sẽ bao gồm những lễ vật như sau:

- Hương, hoa, vàng mã

- Nước

- Rượu nếp

- Nếp cẩm

- Các loại hoa quả như mận, vải, dưa hấu, xoài...

- Xôi, chè

- Bánh tro

Ngoài ra ở miền Trung hay miền Nam, mâm cỗ cúng mùng 5/5 còn có thêm món thịt vịt.  do là bởi thịt vịt có vị ngọt, tính mát, có tác dụng cân bằng phong huyết, âm dương, giải nhiệt cơ thể nên thường được chọn sử dụng vào ngày này. Bên cạnh đó, vào dịp mùng 5/5, thịt vịt thường sẽ béo hơn, có vị ngon hơn và không còn mùi hôi khó chịu nên rất được các gia đình ưa chuộng.

Mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 gồm có những gì? - Ảnh 2.


Ngày, giờ đẹp nhất làm lễ cúng

Chữ "Đoan" có nghĩa là chính, là mở đầu, còn "Ngọ" là khoảng thời gian từ 11 giờ đến 13 giờ. Do đó, Đoan Ngọ nghĩa là bắt đầu giữa trưa.

Theo nhiều chuyên gia phong thuỷ, các gia đình nên cúng Tết Đoan ngọ đúng vào giờ ngọ, tức là từ 11 - 13 giờ. Song, thời gian đẹp nhất để tiến hành những nghi lễ cúng bái tâm linh là vào giờ chính Ngọ - 12 giờ trưa ngày 5/5 âm lịch.

Những lưu ý khi đọc văn khấn

Trước khi tiến hành cúng bái, gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo kín đáo, lịch sự để thể hiện sự tôn kính đối với các quan thần. Tuyệt đối không mặc quần đùi, áo ba lỗ hay váy ngắn.

Đọc văn khấn phải thành tâm, đọc to, rõ ràng và mạch lạc, nếu không sẽ bị cho là bất kính và gặp phải nhiều điều không may mắn.

Ngoài ra, không nên cầu xin tài lộc, sung túc mà chỉ nên xin diệt hết sâu bọ, sức khỏe dồi dào, mùa màng bội thu.

(Tổng hợp)

GIA HÂN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement