29/05/2021 11:00
Malaysia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á phục hồi về nhu cầu thiết bị kỹ thuật số
Nhu cầu điện thoại thông minh và thiết bị điện tử toàn cầu tăng mạnh trong bối cảnh các biện pháp giãn cách xã hội do COVID-19 đang khiến một số nền kinh tế Đông Nam Á bị ảnh hưởng.
Malaysia báo cáo hôm 28/5 rằng xuất khẩu tăng 63% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức kỷ lục 105,6 tỷ ringgit (25,5 tỷ USD) vào tháng 4. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi chất bán dẫn và các sản phẩm điện tử khác, chiếm 1/3 tổng số lô hàng xuất đi, theo tờ Nikkei Asia.
Người tiêu dùng quốc tế đã mua sắm thiết bị điện tử và thiết bị kỹ thuật số mới trong khi họ vẫn chịu sự phong toả do COVID-19, tạo động lực cho Malaysia, một trung tâm của các nhà sản xuất chip và các công ty CNTT.
Thứ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Quốc tế Malaysia Lim Ban Hong nói với các công ty buôn bán chip mới thành lập vào tháng trước: "Malaysia là đối tác thương mại chất bán dẫn lớn nhất của Mỹ với 24% thị phần, qua đó thiết lập Malaysia trở thành trung tâm lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói hàng đầu, đồng thời là điểm đến ngày càng tăng của các nhà sản xuất thiết bị và dụng cụ bán dẫn."
Với việc Trung Quốc và Mỹ đang thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu phục hồi, Malaysia đang hưởng lợi từ việc họ là những người mua hàng đầu các sản phẩm của mình.
Tổng sản phẩm quốc nội từ lĩnh vực chế tạo của quốc gia Đông Nam Á tăng 6,6% trong quý I/2021, giúp cải thiện GDP tổng thể lên mức tăng trưởng âm chỉ 0,5% từ mức giảm 3,4% của quý trước. Trong cả năm, GDP tổng thể dự kiến sẽ tăng với tốc độ từ 6% đến 7,5%.
Trong khi đó, cơ chế tương tự đang áp dụng cho Việt Nam và Singapore. Việt Nam đang nhận được sự tăng trưởng từ xuất khẩu mạnh mẽ sang Mỹ của các nhà sản xuất, bao gồm cả một công ty con điện thoại thông minh Samsung Electronics và báo cáo tăng trưởng GDP là 4,48% trong quý I/2021
Singapore đã nâng GDP quý I/2021 lên mức tăng 1,3% so với ước tính sơ bộ là 0,2%, được hỗ trợ bởi việc tăng sản lượng tại các công ty chế tạo máy móc điện và máy móc chính xác và hóa chất.
Trong khi cả Việt Nam và Singapore đều đã thắt chặt các biện pháp kiểm soát COVID-19, đóng cửa các lĩnh vực nhà hàng cũng như các ngành dịch vụ khác, sự sụt giảm này có thể sẽ được bù đắp bởi hoạt động mạnh mẽ của lĩnh vực sản xuất.
Trong khi đó, các quốc gia rơi vào sự suy giảm GDP, đang tìm cách thúc đẩy kinh tế phục hồi. GDP của Philippines giảm 4,2% trong quý đầu I, với ngành xây dựng giảm 24% và ngành bất động sản giảm 13%.
Sản xuất tăng 0,5% nhưng điều này không đủ để bù đắp tình trạng trì trệ ở những mảng khác.
Ngay cả ở Thái Lan, nơi được mệnh danh là "Detroit của châu Á", mức tăng 0,7% sơ khai của ngành sản xuất đã không thể bù đắp cho sự tàn phá của ngành du lịch. GDP của Thái Lan giảm 2,6%.
Thêm vào những lo ngại về khu vực là việc triển kha vaccine phòng COVID-19 chậm, ngoại trừ Singapore. Việc mở cửa trở lại biên giới dự kiến sẽ bị trì hoãn so với các nước phương Tây, có khả năng khiến du lịch và các ngành dịch vụ khác rơi vào tình trạng sụt giảm.
Triển vọng đặc biệt ảm đạm đối với các quốc gia không có nền kinh tế định hướng xuất khẩu. Philippines đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 xuống khoảng từ 6% đến 7% so với mức trước đó là 6,5% đến 7,5%.
Advertisement
Advertisement