Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lượng khách mất hơn 98%, Cathay Pacific sa thải 6.000 lao động, đóng thương hiệu Dragon để tránh phá sản

Doanh nghiệp

21/10/2020 07:32

Cathay Pacific Airways sẽ cắt giảm 6.000 việc làm và đóng cửa thương hiệu Cathay Dragon, nhằm giảm mức thiệt hại từ đại dịch COVID-19.

Bloomberg dẫn nguồn tin từ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết, hãng hàng không có trụ sở tại Hong Kong này ​​sẽ công bố kế hoạch cắt giảm nhân sự, sau khi thị trường đóng cửa vào 21/10. 

Hành khách mất đến hơn 98% 

Theo báo cáo, ban đầu Cathay lên kế hoạch sa thải khoảng 8.000 nhân viên trên toàn cầu. Thật may mắn, nhờ sự trợ giúp của chính phủ, con số này đã giảm xuống còn 18% tổng lực lượng lao động, bao gồm khoảng 5.000 việc làm ở Hong Kong.

Trong nửa đầu năm, công ty này đã báo lỗ 9,9 tỷ USD Hong Kong (khoảng 1,3 tỷ USD). Vào tháng 9, Cathay cho biết hãng sẽ không tồn tại nếu không điều chỉnh theo xu hướng “thị trường du lịch mới”.

Trong tháng 4 và tháng 5, lưu lượng hành khách của Cathay đã sụt giảm nặng nề, vì các hạn chế đi lại và mọi người cũng tránh đi máy bay. Ngày 19/10, Cathay cho biết từ đây đến cuối năm, hãng sẽ hoạt động với công suất chỉ bằng 10% công suất trước đại dịch, và thấp hơn một phần tư trong nửa đầu năm 2021.

Trong tháng 9, lượng hành khách của Cathay đã giảm 98,1% so với năm trước.

  Máy bay do  Cathay Pacific Airways  và đơn vị Cathay Dragon của hãng vận hành đã đứng trên đường băng tại Sân bay Quốc tế Hong Kong. Ảnh: Bloomberg

Máy bay do Cathay Pacific Airways và đơn vị Cathay Dragon của hãng vận hành đã đứng trên đường băng tại Sân bay Quốc tế Hong Kong. Ảnh: Bloomberg

Vào tháng 8, Cathay đã lên kế hoạch tái cấp vốn trị giá 39 tỷ USD Hong Kong. Đồng thời, hãng hàng không quốc gia Hong Kong cũng để lại 6,08% cổ phần của công ty cho chính quyền Hong Kong.

Trong một nỗ lực khác, Cathay đã đàm phán lại việc giao máy bay từ Airbus SE và Boeing Co, để giảm bớt gánh nặng, do mất hành khách.

Vào đầu năm nay, Cathay đã giới thiệu chương trình nghỉ không lương cho nhân viên, khi khoản lỗ hàng tháng lên tới 3 tỷ USD Hong Kong. Đồng thời, hãng cũng cắt giảm lương và đóng cửa các cơ sở của phi hành đoàn ở nước ngoài. Trong tháng 8, Chủ tịch Patrick Healy cho biết, các biện pháp kiểm soát chi phí này sẽ không đủ.

Thời kỳ thử thách nhất

Các cuộc biểu tình chống chính phủ Hong Kong vào năm ngoái đã khiến Cathay phải lao đao và cần một sự thay đổi trong quản lý. COVID-19 bùng phát tiếp sau đó khiến công ty này lại phải bước sang một giai đoạn thử thách mới. Healy đã mô tả, đây là thời kỳ thử thách nhất trong lịch sử của hãng.

Theo các số liệu từ chính phủ Hong Kong, tỷ lệ thất nghiệp của nước này đã tăng lên mức cao nhất trong 15 năm qua, là 6,4%, trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9. Vì nền kinh tế của đất nước vẫn mắc kẹt trong suy thoái.

Tuy nhiên, con số này kém hơn so với ước tính trung bình 6,2% của các nhà kinh tế do Bloomberg khảo sát. Du lịch, khách sạn, bán lẻ và nhà hàng đã bị tổn hại nặng nề, khi chính phủ áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt về giãn cách xã hội, bao gồm hạn chế tụ tập công cộng trên 4 người. Trong khi đó, Cathay Pacific là một trong những nhà tuyển dụng lớn nhất của thành phố.

Cổ phiếu của Cathay đã giảm 43% tại Hong Kong trong năm nay và giảm 1,4% vào 20/10.

Tình trạng mất việc làm trong ngành hàng không đang gia tăng trên toàn thế giới. Singapore Airlines Ltd. , giống như Cathay, không có thị trường nội địa.

Vào tháng 9, Singapore Airlines đã huy động hàng tỷ USD để cố gắng vượt qua khủng hoảng. Hãng cũng đã loại cắt giảm khoảng 4.300 việc làm, tương đương 20% ​​lực lượng lao động. Theo dữ liệu của Bloomberg, các hãng hàng không đã tuyên bố rằng, có khoảng 400.000 người sẽ bị mất việc kể từ tháng 1. 

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement