Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lúng túng với mô hình 3 tại chỗ, doanh nghiệp gửi thư khẩn tới Thủ tướng

Doanh nghiệp

01/08/2021 08:42

Hôm 31/7, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân gửi thư khẩn tới Thủ tướng Phạm Minh Chính, đề xuất về việc mô hình 3 tại chỗ "cần có sự thay đổi phù hợp".

ông ty TNHH Daikan Việt Nam ở Khu công nghiệp Amata (TP.Biên Hòa) áp dụng “3 tại chỗ” để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Hương Giang
Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện thực hiện 3 tại chỗ. Trong ảnh:Công ty TNHH Daikan Việt Nam ở Khu công nghiệp Amata (TP.Biên Hòa) áp dụng “3 tại chỗ” để phòng chống dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Hương Giang

Lần đầu tiên, kiến nghị của Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) được ký bởi cả Trưởng ban và thành viên. Trưởng ban là ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Tập đoàn FPT, và thành viên là ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Tập đoàn U&I, Chủ tịch Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Bình Dương.

Việc triển khai một số nhóm giải pháp phòng chống dịch bệnh bộc lộ những bất cập, khiến nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh bị tê liệt, đình trệ là lý do chính.

Trong Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ngày 31/7, Ban IV nhắc tới nguy cơ hàng loạt doanh nghiệp ở nhiều ngành, lĩnh vực vào tình trạng đã hoặc sẽ phải đóng cửa, dừng hoạt động; không đủ năng lực duy trì lương cho hàng triệu lao động, thậm chí nguy cơ cao mất thị trường vào tay các nước đối thủ.

Cụ thể, theo Ban IV, mô hình “3 tại chỗ” đang cần có những thay đổi phù hợp.

Mục tiêu thực hiện “3 tại chỗ” trong các nhà máy là để tạo lập các khu sản xuất an toàn, cách ly với nguy cơ dịch bệnh nhằm bảo vệ chuỗi sản xuất, cung ứng và duy trì công ăn việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, thông tin nhanh từ các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng (Dệt may Việt Nam, Điện tử Việt Nam, Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Chế biến Gỗ & Mỹ nghệ TP.HCM, Chế biến Gỗ tỉnh Bình Dương, Liên đoàn doanh nghiệp tỉnh Bình Dương...) trong những ngày qua cho thấy, đã xuất hiện sự đổ vỡ của mô hình “3 tại chỗ” ở một số nhà máy với các ca F0 xuất hiện liên tiếp và nhân lên nhanh chóng trong vài ngày.

“Với năng lực y tế tại chỗ gần như bằng không, trong khi hệ thống y tế địa phương cũng hết sức quá tải, hiện khâu xử lý với các ca F0, F1 trong các nhà máy này đang hết sức rối khiến doanh nghiệp và người lao động đều bị tác động nặng về tâm lý, gây ảnh hưởng tiêu cực tới các doanh nghiệp khác trên địa bàn”, thư khẩn gửi Thủ tướng Chính phủ của Ban IV thông tin tình hình cụ thể của doanh nghiệp.

Vấn đề là, khi chính quyền cấp tỉnh, cấp quận, huyện, thị xã và ngay cả Ban Quản lý khu công nghiệp ở một số địa phương phía Nam yêu cầu doanh nghiệp tăng cường xét nghiệm Covid-19 cho nhân viên, nhưng lại không làm rõ các kịch bản y tế liên quan, nên doanh nghiệp càng thêm áp lực vì chi phí xét nghiệm quá lớn mà không đánh giá được cụ thể là hiệu quả bảo vệ sản xuất so với lựa chọn khác ra sao.

Tại tỉnh Tiền Giang, khi nhiều doanh nghiệp đã đầu tư nhiều tỷ đồng để thực hiện mô hình “3 tại chỗ”, thì chính quyền tỉnh lại vừa ra thông báo tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh với các doanh nghiệp đang áp dụng "3 tại chỗ" trong khu, cụm công nghiệp kể từ ngày 05/8/2021, khiến doanh nghiệp rơi vào cảnh hết sức bị động, khó khăn.

Đây là những lý do doanh nghiệp đề xuất cân nhắc áp dụng mô hình “3 tại chỗ”  ở các địa phương mà tình hình dịch bệnh vẫn ở diện “kiểm soát được”. Tại TP.HCM  và các tỉnh phía Nam, với mức độ lây lan dịch bệnh trong thời gian dài, mầm bệnh ủ ở nhiều khu vực và trên nhiều người lao động, mô hình này đang gây rủi ro cho doanh nghiệp gặp rủi ro, khả năng bùng phát bệnh là rất cao.

Nếu thực hiện mô hình này, theo đề xuất của các doanh nghiệp, cần một quy trình phối hợp công - tư chặt chẽ và một quy trình giám sát nghiêm túc trong quá trình triển khai để phát hiện và ứng phó sớm với mọi vấn đề phát sinh.

Điều này giúp địa phương tính toán được nhu cầu y tế và các điều kiện cần thiết khác duy trì cho chống dịch; đồng thời giúp doanh nghiệp có thể yên tâm vận hành công việc và không bị rơi vào những tình cảnh quá khủng hoảng như tình trạng một số nhà máy trở thành “chùm F0” như tại phía Nam trong mấy ngày qua.

Theo đề xuất của doanh nghiệp, các địa phương khi yêu cầu doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ” cần  xây dựng và công bố công khai các phương án y tế, quy trình xử lý nhanh chóng trong trường hợp có F0 tại nhà máy “3 tại chỗ”. Các phương án này cần được phổ biến trước, thảo luận trước với doanh nghiệp để phối hợp ứng phó khi thực tiễn phát sinh.

Cách này sẽ hạn chế tối đa các tình huống doanh nghiệp báo nghi ngờ phát dịch,thì hoặc chính quyền chậm trễ kiểm tra, hoặc kiểm tra xong chỉ yêu cầu phong tỏa toàn bộ hàng trăm, hàng nghìn lao động tại một chỗ khiến dịch lan cấp số nhân trong nhà máy, khiến cơ hội xử trí, khắc phục càng trở nên khó khăn hơn”, các doanh nghiệp gửi đề xuất lên Thủ tướng Chính phủ.

Riêng với các nhà máy đang áp dụng 3 tại chỗ mà có nhân viên, người lao động phát hiện là F0, Ban IV đề xuất Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì họp khẩn cấp với các tỉnh, có thể mời đại diện các doanh nghiệp, hiệp hội tham gia để đánh giá tình hình, bàn bạc thấu đáo các giải pháp nhằm tìm ra phương án có khả năng giảm thiểu thiệt hại lớn nhất cho cả địa phương và doanh nghiệp.

KHÁNH AN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement