Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Luật sư Trương Xuân Tám: 'Nếu phán quyết dựa trên tranh tụng, Phương Nga nhiều cơ hội trắng án'

Chính sách - Hạ tầng

30/06/2017 09:34

Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những phân tích thẳng thắn về vụ hoa hậu Phương Nga, bị cáo buộc lừa đảo chiếm đoạt tài sản của "đại gia" đang rất nóng hiện nay.

Dùhoa hậu Trương Hồ Phương Nga đã được tại ngoại nhưng "kỳ án" này vẫn còn nhiều điều đáng bàn . Mỗi diễn biến dù là nhỏ nhất trong những phiên xét hỏi gần đây đều liên tục làm dậy sóng dư luận. Bởi đây là vụ việc có nhiều tình tiết mang tính chất phức tạp về mặt xã hội lẫn khía cạnh pháp lý.

Về mặt xã hội, dư luận đặt vấn đềcó hay không hợp đồng tình ái trị giá 16,5 tỷ đồng; mối quan hệ thực sự của Phương Nga và ông Mỹ là gì; lối sống của một bộ phận đại gia - người đẹp, chân dài;câu chuyện về tình tiền, chia tay đòi quà... được bàn tán rộng rãi.

Ở khía cạnh pháp lý, người ta đang trông chờ bản chất sự việclà dân sự hay hình sự,có đủ chứng cứ để kết luận Phương Nga đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay không; thực tiễn về quyền im lặng, quyền suy đoán vô tội cho bị cáo...

Kết quả hình ảnh cho luật sư trương xuân tám
Luật sư Trương Xuân Tám - uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Để có cái nhìn khách quan hơn, chúng tôi đã tham vấn ý kiến chuyên môn của luật sư Trương Xuân Tám - uỷ viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Ông phân tích cụ thể như sau:"Nếu trước đây, việc tòa án xét xử hầu như chỉ dựa trên hồ sơ được cơ quan điều tra xây dựng sẵn, nên mới có câu cửa miệng“án tại hồ sơ”. Thì ngày nay, với sự đề cao quyền con người, trong đó có quyền của của bị can, bị cáo, nhằm đảm bảo khách quan, dân chủ trong hoạt động xét xử, thì pháp luật đã quy định rõ: Toà án ra phán quyết một người có tội hay không, tội gì, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ như thế nào phải dựa vào kết quả tranh tụng công khai tại phiên toà.

Tức là sau khi tranh luận công khai, không hạn chế thời gian giữa luật sư với đại diện Viện kiểm sát (cơ quan công tố), cũng như những người tham gia tố tụng khác, sẽ bật rõ được các tình tiết, chứng cứ xác thực, lột tả bản chất của vụ án.

Theo dõi diễn biến phiên toà mấy ngày qua, tôi cũng như nhiều người khác thấy những cáo buộc Phương Nga lừa đảo, là chưa có cơ sở vững chắc. Lời khai của “người bị hại” Cao Toàn Mỹ chứa đầy mâu thuẫn, bất nhất, không đáng tin cậy. Tôi phải khâm phục bị cáo Phương Nga về bản lĩnh và sự can đảm, điềm tĩnh trước cáo buộc của cáo trạng của Viện kiểm sát, vì có mấy khi một cô gái đứng trước vành móng ngựa mà dám khẳng khái tuyên bố: "Tôi không tin vào cơ quan điều tra, vào viện kiểm sát!". Trong khi, công tố viên là người có quyền đề nghị tội danh và hình phạt cho bị cáo.

Theo Luật tố tụng hiện hành, Nga không có nghĩa vụ chứng minh mình vô tội, mà nghĩa vụ chứng minh có tội hay không thuộc về trách nhiệm của công tố viên, của hội đồng xét xử. Nga biết “im lặng” đúng lúc, và biết lên tiếng khi cần thiết, đó là quyền chính đáng của cô".

Phương Nga đối đáp nảy lửa với đại diện Viện kiểm sát trong phiên xử:

Nếu sau này Nga được tuyên vô tội, thì đồng nghĩa với việc ông Cao Toàn Mỹ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vu khống. Và lúc đó cơ quan điều tra thuộc Viện kiểm sát Nhân dân tối cao có thể mở cuộc điều tra về hành vi dàn dựng “kịch bản” đưa Nga vào tù. Khi ấy cácđiều tra viên, kiểm sát viên có thể phải đối mặt với việc bị điều tra về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, cố ý truy cứu trách nhiệm hình sự người không có tội, cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án....

Chúng tôi sẽ tiếp tục tham vấn ý kiến của các chuyên gia pháp luật khác để độc giả có cái nhìn toàn diện hơn về sự vụ.

THIẾU DƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement