Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Long An chọn quy hoạch trở thành thành phố công nghiệp, dịch vụ hay logistics?

Tài chính

26/07/2019 13:25

Theo Tiến sĩ Sử Ngọc Khương, Long An “sinh sau đẻ muộn” so với Bình Dương hay Đồng Nai hơn 30 năm nên không thể chạy đua về công nghiệp.

Long An không thể chạy đua cùng Bình Dương, Đồng Nai

Tại hội thảo “TPHCM – Long An: Kết nối phát triển” các chuyên gia đã có những nhận định thẳng thắn khi TP.HCM – Long An vẫn còn nhiều vấn đề trong quy hoạch của vùng như hạ tầng, giao thông …

Tiến sĩ Sử Ngọc Khương đặt câu hỏi Long An phải chọn quy hoạch là thành phố công nghiệp hay dịch vụ hay logistics? Đây là bài toán Long An cần lời giải, khi không thể chạy đua với Bình Dương hay Đồng Nai về công nghiệp.

Vì đến năm 2005, thì Long An mới được đưa vào nhóm kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam trong khi đó, Đồng Nai, Bình Dương đã có những chính sách cải cách kinh tế và đi khá xa.

Tuy nhiên có 3 nhóm vấn đề Long An cần lưu ý: đó là quy hoạch đô thị, kinh tế đô thị, xã hội học. Những vấn đề về mặt kỹ thuật thì có thể giải quyết nhưng về ý chí chính trị giữa các lãnh đạo, các ban ngành để giải quyết khó khăn giữa bài toán quy hoạch, kinh tế đô thị, đầu tư, phát triển vùng, di cư...cần phải ngồi lại với nhau để có tiếng nói chung.

20190725_110747
Các chuyên gia chia sẻ về giao thương TP.HCM - Long An - Ảnh: Cẩm Viên

Nhưng có một điều chắc chắn là phát triển kinh tế Long An phải gắn kết với TP.HCM về giao thông vận tải, gắn kết với các sân bay, bến cảng, gắn kết với trung tâm tài chính ngân hàng, thị trường chứng khoán, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học…

Câu hỏi đặt ta là tại sao chúng ta lại hướng đến Long An? là do quỹ đất của TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương đã cạn kiệt với mật độ phát triển công nghiệp dày đặc thì Long An là ứng cử viên sáng giá để cùng với TP.HCM phát triển các lĩnh vực công nghiệp phụ trợ, chế biến, đặc biệt dịch vụ công nghiệp, kho bãi về Logistic mà Bình Dương và Đồng Nai thì đang quá tải, không thể giải quyết được thì đây là cơ hội cho Long An.

Việc vận chuyển hàng hóa là một bài toán lớn nói liên quan đến giá cả, chi phí nên hướng phát triển về dịch vụ Logistic là điều mà Long An cần phát triển trong không gian quy hoạch của mình. Còn vấn đề bất động sản chỉ là một phần nhỏ trong sự phát triển đô thị của một tỉnh.

Đối với Long An vấn đề về giao thông là bài toán nan giải vì thực trạng những dự án lớn của Long An đang bị ách tắc về đền bù giải tỏa và thiếu hụt vốn. Nên lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh và Long An cần có một tiếng nói chung. Nếu giao thông mà không đến đâu, thì quy hoạch đô thị và liên kết vùng cũng sẽ bế tắc.

Phát triển dự án xanh

Theo ông Nguyễn Thiềm, Phó chủ tịch Hội quy hoạch TPHCM, điều kiện tự nhiên của tỉnh Long An, đặc biệt là khu vực Cần Giuộc, Cần Đước, Bến Lức còn nhiều hạn chế cho phát triển bất động sản như: nền đất thấp, nhiều sông sạch - tạo ra không gian đẹp nhưng trong đầu tư thì phải san lấp nên giá thành cao.

Chưa kể, khu vực này địa chất công trình yếu; nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm mặn và phèn, khó lấy được nguồn nước. Hiện tại Long An phải lấy nước từ hồ Dầu Tiếng rất xa.

Nhưng chuyên gia kinh tế Sử Ngọc Khương thì cho rằng Long An có thể tận dụng khoảng cách địa lý của mình với TP.HCM để phát triển đô thị xanh. Long An có một lợi thế là rất gần với TP.HCM, có thể thu hút được dân nhập cư vì người dân có thể sống ở Long An mà vẫn tiện di chuyển, làm việc tại TP.HCM.

Long An cần tính đến bài toán về kinh tế đô thị, việc làm, an sinh, tập tính di chuyển của người Nam Bộ …Tại sao người ta không đi thẳng vào TP.HCM mà phải ở lại Long An.

celadon-city-tan-phu-cong-vien-1024x574
Long An nhiều cơ hội phát triển dự án xanh

Nếu Long An không tính toán những vấn đề này. thì sẽ gặp lại những sai lầm của Bình Dương và Đồng Nai với những dự án tiêu tốn rất nhiều tiền nhưng vẫn không có người ở.

Còn theo ông Phạm Lâm – Giám đốc điều hành DKRA thì Long An có một lợi thế là giáp ranh với TP.HCM, và quỹ đất còn rất nhiều, giá cả đất rẻ hơn so với những vùng kinh tế khác; nên sẽ hấp dẫn được các nhà đầu tư và những người tiêu dùng sản phẩm phân khúc đất nền, nhà ở hạng C.

Theo khảo sát của DKRA, đất ở khu vực Long An giáp ranh với thành phố có sự biến động về giá trong những năm gần đây, tăng lên rất nhiều từ 6- 12 triệu/m2. Nhưng so với các khu vực lân cận khác thì vẫn còn rất rẻ.

Cộng với xu thế phát triển bất động sản gắn liền với đô thị xanh là một trong những sự lựa chọn của các nhà đầu tư trong những năm gần đây.

Long An có thể phát triển nhà ở gắn liền với mảng xanh tạo nên sự khác biệt mà TP.HCM hay khác tỉnh thành khác không có được.

Phân khúc này, sẽ đáp ứng những người có nhu cầu nhà ở hạng C, khi TP.HCM không đủ nguồn cung, người tiêu dùng sẽ có xu hướng dịch chuyển về Long An. Họ sẽ lựa chọn những phân khúc đất nền nhà ở và nhà phố có những mảng xanh phù hợp với tài chính của họ.

Nhiều người tiêu dùng ngày nay, có xu hướng mua ở nhà ở xa trung tâm thành phố, có tiện ích, an ninh và hạ tầng mang tính lâu dài, bền vững, có mảng xanh hơn là mua nhà hẻm nhỏ, diện tích giới hạn ở trung tâm và thường xuyên đối mặt với nạ kẹt xe, khói bụi ô nhiễm.

Họ chấp nhận di chuyển bằng xe hơi để làm việc để đổi lại không gian sống xanh. Đó là cơ hội để cho Long An tiếp cận mới nhóm đối tượng này.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement