Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lời lỗ bao nhiêu nếu rót 10 triệu đồng vào cổ phiếu FPT 10 năm trước?

Chứng khoán

09/08/2020 17:56

Đầu tư 10 triệu đồng vào cổ phiếu FPT cách đây 10 năm, đến nay nhà đầu tư sẽ mất trắng gần 4 triệu đồng.

Công ty cổ phần FPT, tên cũ là Công ty Phát triển và Đầu tư Công nghệ, là một công ty cổ phần do Nhà nước chi phối cổ phần. Còn được gọi là Tập đoàn FPT, đây là một trong những công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các dịch vụ liên quan công nghệ thông tin.

Giữa tháng 12/2006, cổ phiếu của FPT chính thức tham gia giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), lúc bấy giờ là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HSTC) với mã FPT. Đây là đơn vị thứ 78 có cổ phiếu niêm yết tại HSTC với 60.810.230 cổ phiếu mệnh giá 10.000 đồng.

Nhưng lúc bấy giờ để sở hữu một đơn vị cổ phiếu của FPT, nhà đầu tư phải bỏ ra tới 400.000 đồng. Tuy nhiên, mã FPT liên tục giảm thị giá sau nhiều lần chia cổ tức và chia tách cổ phiếu. Đến giai đoạn đầu tháng 8/2010, tức cách đây 10 năm, thị giá của cổ phiếu FPT vào khoảng 75.000 đồng/cổ phiếu. Rót 10 triệu vào mã FPT ở thời điểm đó, nhà đầu tư sở hữu khoảng 134 cổ phiếu.

Nếu kiên trì giữ nguyên khoản đầu tư này sau 10 năm, đây chắc hẳn là một khoản đầu tư khá thất bại. Mã FPT vào cuối tuần qua ghi nhận ở mức 47.100 đồng/cổ phiếu dù nằm trong nhóm cổ phiếu tăng thị giá. Như vậy, đến nay, nhà đầu tư chỉ còn hơn 6,3 triệu đồng trên sàn chứng khoán.

FPT Telecom
FPT với mảng viễn thông FPT Telecom được xem là "trúng mánh" trong giai đoạn dịch bệnh. Ảnh: FPT

Nhìn chung, FPT là một mã cổ phiếu có không ít biến động từ đầu năm đến nay. Có thời điểm FPT chạm ngưỡng 50.000 đồng/cổ phiếu, nhưng cũng có lúc tuột về vùng giá 35.000 đồng/cổ phiếu. Theo rổ chỉ số VN30, FPT là mã cổ phiếu có giá cao thứ 12.

Tập đoàn FPT từng được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, xếp hạng doanh nghiệp lớn thứ 14 của Việt Nam vào năm 2007. Theo VNReport thì đây là doanh nghiệp tư nhân lớn thứ ba của Việt Nam trong năm 2012. Tiêu chí để Vietnam Report lựa chọn các doanh nghiệp tư nhân là những doanh nghiệp có vốn sở hữu tư nhân lớn hơn hoặc bằng 51%.

Nhiều năm qua, FPT luôn là doanh nghiệp kinh doanh tích cực và ổn định. Năm 2018, doanh thu FPT đạt 23.214 tỷ đồng, tăng 17% so với số liệu sau điều chỉnh của năm 2017. Lợi nhuận trước thuế đạt 3.858 tỷ đồng, tăng 31% so với số liệu sau điều chỉnh của năm 2017. Doanh thu và lợi nhuận từ thị trường nước ngoài tăng trưởng cao, lần lượt tăng 27% và 35% so với cùng kỳ.

Sang năm 2019, doanh thu thuần của FPT đạt trên 27.700 tỷ đồng, tăng 19,4% so với năm 2018. Lợi nhuận trước thuế ghi nhận trên 4.600 tỷ đồng, tăng 20,92% so với năm trước.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, Công ty Cổ phần FPT đạt tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 13.611 tỷ đồng và 2.428 tỷ đồng. Hai chỉ số này tăng trưởng tương ứng 9% và 14% so với cùng kỳ năm ngoái.Dù đang trong giai đoạn khó khăn vì dịch COVID-19, các mảng kinh doanh phục vụ nhu cầu thiết yếu của FPT như viễn thông, giáo dục vẫn tiếp tục hoạt động ổn định.

Dịch vụ viễn thông đạt doanh thu 5.217 tỷ đồng, tăng 12% và lợi nhuận trước thuế 833 tỷ đồng, tăng 22%. Trong đó, dịch vụ băng thông internet cho cá nhân và hộ gia đình tăng trưởng 10% doanh thu và 18% lợi nhuận trước thuế.

Ngoài ra, Ban Lãnh đạo công ty cho biết, mảng dịch vụ công nghệ thông tin tại thị trường nước ngoài, viễn thông và giáo dục là động lực chính cho tăng trưởng của FPT. Tuy việc các quốc gia đóng cửa và hạn chế đi lại gây khó khăn trong việc tiếp cận khách hàng, nhưng FPT đã có những sáng kiến tăng cường tương tác với khách hàng qua các kênh online, kết nối nguồn lực chuyên gia trên toàn cầu.

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement