Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Loạt dự án trọng điểm ở TP.HCM ngưng trệ, thiệt hại trăm bề

Chính sách - Hạ tầng

24/03/2022 07:24

Một số dự án nghìn tỷ ở TP.HCM đang “đắp chiếu” do vướng mặt bằng, trong đó có dự án đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.

Gần 90% công trình giao thông tại TP.HCM đang tạm ngưng do vướng mặt bằng. Trong số này, có những dự án nghìn tỷ cũng đang “đắp chiếu” sau khi khởi công.

Gần 90% dự án tạm dừng chờ mặt bằng

Thông tin trên được Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM xác nhận với PV Báo Giao thông. Đây cũng là thực tế được PV ghi nhận tại nhiều dự án đang triển khai trên địa bàn.

cdn-baogiaothong-vn_img-bgt-2021-cau-vam-sat-2-da-hoan-thanh-tren-53-khoi-luong-nhung-tam-ngung-tu-nam-2019-do-vuong-mat-bang-phia-huyen-can-gio-1647941369-width1280height960(1).jpg
Cầu Vàm Sát 2 đã hoàn thành trên 53% khối lượng nhưng tạm ngưng từ năm 2019 do vướng mặt bằng phía huyện Cần Giờ.

Điển hình như tại dự án đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (khởi công từ năm 2015), sau khi làm xong phần phát quang, đổ nền, dự án đang dậm chân tại chỗ.

Hiện nay, thành phố có rất nhiều dự án đang bị tạm ngưng do chưa có mặt bằng. Điều này gây thiệt hại về kinh tế và ảnh hưởng đến giao thông đô thị của thành phố. Công trình làm dở dang không thể đưa vào khai thác dẫn đến việc người dân đi lại khó khăn, xe cộ lưu thông không an toàn, mất mỹ quan đô thị của thành phố.
Công tác GPMB càng để lâu, dự án càng đội vốn do giá bồi thường GPMB ngày càng tăng. Trong khi đó, với các nhà thầu cũng thiệt hại không kém khi giá vật liệu xây dựng tăng cao, nhân lực bị xáo trộn và hàng loạt các chi phí phát sinh khác…

Ông Phan Công Bằng, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM

Được biết, dự án có chiều dài 3,2km từ nút giao An Phú đến Vành đai 2, tổng mức đầu tư 869 tỷ đồng. Dự án làm dở dang và đã tạm ngưng gần 7 năm qua mà chưa biết lúc nào tiếp tục triển khai.

Trong khi đó, đoạn đường dẫn cao tốc từ Vành đai 2 đến nút giao An Phú, TP Thủ Đức luôn trong tình trạng ùn tắc, kẹt xe.

Nếu đường song hành hoàn thành sớm, có thể chia tải cho tuyến đường dẫn này.

Theo tìm hiểu của Báo Giao thông, nguyên nhân khiến dự án đang buộc phải “đắp chiếu” là do khó khăn thủ tục pháp lý về việc thanh toán quỹ đất cho nhà đầu tư (hơn 93.000m2 thuộc khu tái định cư 30ha Nam Rạch Chiếc).

Cũng trên địa bàn TP Thủ Đức, hàng loạt công trình cầu đường đã ngưng thi công 6 năm nay cũng chưa biết ngày nào có thể bắt đầu lại.

Điển hình như các cầu Nam Lý, Tăng Long, Long Đại, đường Lương Định Của. Xa hơn còn có cầu Vàm Sát 2 (Cần Giờ), cầu Long Kiểng (Nhà Bè) cũng tạm ngưng từ năm 2019.

Gần đây nhất là dự án cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới cũng đã bị tạm ngưng từ đầu năm 2022 do chưa có mặt bằng bàn giao cho nhà thầu.

Đại diện nhà thầu xây dựng dự án cầu Nam Lý, TP Thủ Đức cho biết, bất cập là dự án không có mặt bằng để triển khai nên dự án đã ngừng 5 năm nay, các nhà thầu đã bỏ đi làm dự án khác.

Thời gian ngưng quá lâu, giờ khởi công lại cũng rất khó, nhiều vấn đề đã thay đổi, đội ngũ nhân sự trước đây giờ cũng đã thay đổi, không còn người cũ, có doanh nghiệp trên đà phá sản.

“Các đơn vị liên quan nên ngồi lại để cùng tháo gỡ, trách nhiệm thuộc về đơn vị nào, chậm khâu nào, thiệt hại ra sao và ai là người đứng ra chịu trách nhiệm thì tiến độ các dự án mới được đảm bảo”, vị này nói.

Hiếm hoi một vài dự án thi công

Trong bối cảnh hàng loạt dự án đang phải “đắp chiếu” chờ mặt bằng, vẫn có một số dự án đang được đẩy nhanh tốc độ thi công để đảm bảo tiến độ như cầu Thủ Thiêm 2, nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, tuyến Metro số 1.

Tại cầu Thủ Thiêm 2, những ngày này, các nhà thầu đang tập trung tối đa nhân lực để thi công hoàn thiện phần đường từ hướng bến Bạch Đằng theo nhánh N1 lên cầu và từ nhánh N2 xuống đường Nguyễn Hữu Cảnh.

cdn-baogiaothong-vn_img-bgt-2021-cong-nhan-thi-cong-hang-muc-gia-cong-coc-thep-tai-cong-trinh-nut-giao-nguyen-van-linh-nguyen-huu-tho-1647941449-width1280height720(1).jpg
Công nhân thi công hạng mục gia công cọc thép tại công trình nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ.

Hai nhánh đường này sẽ thảm nhựa vào giữa tháng 4 để kịp hoàn thiện toàn bộ dự án và đưa vào khai thác dịp 30/4. Hiện, cầu chính đã xong các kết cấu bê tông, căng cáp, thảm nhựa mặt cầu. Song song đó, công nhân đang thi công các công việc hoàn thiện như: Lắp đặt lan can, tấm bao che, đèn chiếu sáng…

Dự án mở rộng đường Đặng Thúc Vịnh, huyện Hóc Môn cũng được kỳ vọng sẽ xong dịp 30/4. Hiện, dự án cơ bản đã hoàn thành, chỉ còn di dời một vài trụ điện để kịp tiến độ hoàn thành.

Tiếp đó, dự án hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ gồm xây dựng mới 2 hầm chui với tổng chiều dài mỗi hầm dài 480m, rộng 3 làn xe có tổng mức đầu tư hơn 830 tỷ đồng, cũng đang được khẩn trương thi công.

Ông Nguyễn Thanh Tuấn, Trưởng ban Điều hành dự án đường bộ 4, Ban QLDA Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (chủ đầu tư) cho biết, là một trong 7 dự án trọng điểm của thành phố, nên dù thời điểm dịch Covid-19, công trình nút giao Nguyễn Văn Linh vẫn thi công xuyên dịch.

Dự án đã hoàn thành các hạng mục như đường tạm, di dời cây xanh, viễn thông; cơ bản hoàn thành kết cấu phần hầm hở và 1/4 đốt hầm kín HC2 (nhánh cho hướng lưu thông từ Tân Thuận về Bình Chánh). Riêng hầm 1 đạt sản lượng 35%, dự kiến cuối năm 2022 có thể thông xe. Công nhân đang thi công phần trạm bơm, tường 3 đốt cuối hầm hở HC2.

ĐỖ LOAN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement