Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Loạt doanh nghiệp 'con cưng' của TP. HCM làm ăn ra sao?

Tài chính

24/05/2019 12:59

Các doanh nghiệp "con cưng" của TP. HCM sở hữu khối tài sản Nhà nước trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng.

Tình hình kinh doanh của Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TP. HCM (HFIC) – đơn vị được mệnh danh là "SCIC thu nhỏ" của TP. HCM – khá ảm đạm trong năm 2018.

Cụ thể, năm 2018, HFIC chỉ ghi nhận 463 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 27% so với năm trước đó. Con số này là khá thấp khi so với tiềm lực tài chính hiện có của HFIC.

Tổng tài sản của "SCIC thu nhỏ" lên đến 12.736 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu cũng lên đến 8.883 tỷ đồng. Tính ra, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) của HFIC năm 2018 chỉ vỏn vẹn lần lượt 3,63% và 5,2%.

Sawaco kinh doanh khá trầm lắng.
Sawaco kinh doanh khá trầm lắng.

Tương tự như HFIC, "con cưng" Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn (Sawaco) của TP. HCM cũng kinh doanh rất khá trầm lắng. Sở hữu khối tài sản lên đến 10.725 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 5.725 tỷ đồng, thế nhưng năm 2018, lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp này đem về chỉ là 120 tỷ đồng, bằng một nửa năm 2017.

ROA và ROE của Sawaco "siêu thấp", lần lượt ở mức 1,1% và 2,1%.

Với "ông lớn" ngành du lịch Saigontourist (Tổng công ty Du lịch Sài Gòn), tình hình kinh doanh khả quan. Lợi nhuận sau thuế năm 2018 của doanh nghiệp này đạt 951 tỷ đồng, tăng 20% so với năm trước đó.

Với lượng tài sản 9.080 tỷ đồng hiện có, vốn chủ sở hữu 7.758 tỷ đồng, tính ra, ROA và ROE năm 2018 của Saigontourist ở mức khá, lần lượt đạt 10,5% và 12,3%.

"Cánh chim đầu đàn" trong phát triển công nghiệp miền Nam – Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận – ghi nhận 665 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2018, giảm nhẹ 4,1%.

Tân Thuận hiện sở hữu khối tài sản trị giá 5.313 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu 4.345 tỷ đồng; ROA, ROE theo đó lần lượt ở mức 12,5% và 15,3%.

Cũng với quy mô tài sản trên 5.000 tỷ đồng (5.990 tỷ), cùng vốn chủ sở hữu 4.937 tỷ đồng, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn (Resco) ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng nhẹ 6,3%, đạt 424 tỷ đồng. Theo tính toán, ROA và ROE của Resco hiện ở mức lần lượt 7,1% và 8,6%.

Những "con cưng" có quy mô tài sản nhỏ hơn như Tổng công ty Cơ khí Giao thông Vận tải Sài Gòn (Samco) hay Tổng công ty Công nghiệp Sài Gòn (CNS) ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong năm vừa qua.

Cụ thể, lợi nhuận sau thuế năm 2018 của CNS chỉ đạt 95 tỷ đồng, giảm gần 6% so với năm trước đó. Hiện tổng tài sản của CNS là 3.707 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 2.754 tỷ đồng, ROA và ROE theo đó lần lượt ở mức 2,6% và 3,5%.

Với Samco, theo báo cáo tài chính hợp nhất (khác với các doanh nghiệp trên lấy số liệu từ báo cáo tài chính riêng lẻ, do Samco chưa công bố báo cáo tài chính riêng lẻ), lợi nhuận sau thuế năm 2018 ở mức 532 tỷ đồng, giảm 35% so với năm trước đó. Con số này bằng 7,8% tổng tài sản (6.782 tỷ đồng) và bằng 15% vốn chủ sở hữu (3.539 tỷ đồng).

Một doanh nghiệp thuộc hàng lớn nhất TP. HCM là Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) hiện chưa công bố báo cáo tài chính năm 2018. Theo công bố hồi đầu năm từ Satra, doanh thu năm 2018 của doanh nghiệp này đạt hơn 76.500 tỷ đồng, tăng hơn 19% so với năm 2017. Lợi nhuận đạt 12.700 tỷ đồng, tăng 2%.

MINH TUẤN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement