Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lộ trình mới phát triển trái phiếu doanh nghiệp

Chứng khoán

19/08/2017 07:27

Thủ tướng Chính phủ mới đây đã phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó, tập trung vào phát triển trái phiếu DN (TPDN).

Vậy với lộ trình phát triển thị trường trái phiếu tới đây có gì mới, đanáng quan tâm?

Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và tăng cường tính công khai minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu.

Chưa có thị trường dành cho trái phiếu DN

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, năm 2016, hoạt động của thị trường trái phiếu (TTTP) đạt được kết quả tốt, có sự tăng trưởng và phát triển so với các năm trước, đáp ứng được yêu cầu huy động vốn của Chính phủ, các ngân hàng chính sách, chính quyền địa phương và các DN. Trong đó, trái phiếu DN (TPDN) khoảng 4,37% GDP.

Có thể thấy tỷ lệ TPDN còn ở mức thấp và chủ yếu phát hành qua kênh riêng lẻ và có quy mô rất hạn chế, dao động từ 1-2% GDP. Trong khi đó, tại khu vực ASEAN, quy mô thị trường trái phiếu DN đạt 21,7% GDP. Nếu loại trừ 3 nước có thị trường tài chính phát triển hơn là Singapore, Malaysia, Thái Lan, thì quy mô thị trường TPDN tại đây cũng lên tới 18,2% GDP…

Theo ông Phạm Hùng Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Trái phiếu, “Thị trường TPDN hiện giờ còn rất sơ khai và manh múm. Thông tin về tổ chức các đợt phát hành chưa công khai, minh bạch.

Thêm vào đó, các quy định phát luật về TPDN còn sơ sài, chưa có hỗ trợ về mặt cơ chế chính sách cho các tổ chức phát hành cũng như nhà đầu tư. Vì vậy, tỷ trọng dung lượng TPDN trên GDP chỉ ở mức rất khiêm tốn”.

Với việc thị trường hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào kênh huy động vốn cho ngân sách nhà nước (TPCP) còn thị trường TPDN chưa được hình thành và tổ chức vận hành bài bản, chuyên nghiệp để trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho DN thì điều cấp thiết hiện nay là cần làm thế nào để có một thị trường trái phiếu phát triển vững trên “hai chân”.

Không chỉ góp phần quan trọng giúp thị trường chứng khoán thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế, mà còn giúp DN giảm thiểu những rủi ro hoạt động do quá phụ thuộc vào vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng như hiện tại, đồng thời mở ra cơ hội đầu tư mới cho các nhà đầu tư vào TPDN vốn còn nhiều tiềm năng.

Vẫn còn nhiều khó khăn

Thủ tướng Chính phủ mới đây đã phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Theo đó, có những điểm mới đối với sưjự phát triển TPDN. Cụ thể, Chính phủ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu và tăng cường tính công khai minh bạch trong quá trình huy động vốn trái phiếu. Tiến tới yêu cầu bắt buộc DN phát hành trái phiếu ra công chúng phải được xếp hạng tín nhiệm khi thị trường trong nước có ít nhất 2 DN xếp hạng tín nhiệm đủ điều kiện đi vào hoạt động.

Sẽ tiến hành rà soát lại điều kiện phát hành TPDN riêng lẻ theo nguyên tắc gắn với công bố công khai thông tin, bổ sung quy định chỉ có nhà đầu tư chuyên nghiệp được phép đầu tư vào TPDN phát hành riêng lẻ; yêu cầu TPDN phát hành riêng lẻ thực hiện đăng ký, lưu ký tập trung.

Xây dựng cơ chế cho phép DN phát hành trái phiếu chia thành nhiều đợt phát hành để tạo điều kiện thuận lợi cho DN huy động vốn phù hợp với tiến độ triển khai dự án đầu tư.

Mặc dù tạo điều kiện thuận cho TPDN phát triển, tuy nhiên vẫn tồn tại một số khó khăn và rủi ro cho sản phẩm này. Theo TS Vương Quân Hoàng việc phát hành trái phiếu nhìn chung vẫn chưa dễ dàng, vì nếu xem xét kỹ sẽ thấy hầu như chỉ các công ty lớn, có vốn nhà nước, hay công ty cổ phần có vốn điều lệ lớn, hoặc các ngân hàng mới cổ phần hóa mới phát hành TPDN.

Điều này cho thấy, nhà đầu tư cũng chỉ cẩn trọng xem xét mua cổ phiếu của các DN họ tin tưởng và nhiều công ty phát hành trái phiếu riêng lẻ cho cổ đông chiến lược, chứ không phát hành ra công chúng, như vậy khó có thể khẳng định là DN dễ dàng tìm được nguồn vốn qua kênh này.

Còn theo Ths Lê Đạt Chí, nếu xảy ra hiện tượng DN phát hành trái phiếu và ngân hàng mua lại, sau đó DN lại dùng khoản tiền này để trả nợ ngân hàng nhằm giúp ngân hàng xóa đi nợ xấu thì đây cũng là một vấn đề đáng lo ngại.

Trong trường hợp này, ngân hàng chỉ là người cho vay nợ qua trái phiếu chứ không nắm giữ được tài sản như cho vay tín dụng thông thường, nên nếu DN gặp rủi ro thì ngân hàng cũng bị ảnh hưởng theo.

THÀNH LONG (Diễn Đàn Doanh Nghiệp)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement