Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lo sợ kịch bản năm 2000 ở Mỹ sau cái chết của bà Ginsburg

Kinh tế thế giới

21/09/2020 08:54

Ruth Bader Ginsburg, nữ thẩm phán theo đường lối tự do của Tòa án Tối cao Mỹ, qua đời hôm 18/9, khi cuộc bầu cử tổng thổng Mỹ đang đến rất gần.

Sự ra đi của bà Ginsburg có thể báo hiệu tin xấu cho đảng Dân chủ nếu cuộc chiến pháp lý về kết quả bầu cử ngày 3/11 được đưa ra tòa phân xử, như chuyện từng xảy ra vào năm 2000.

Ruth Bader Ginsburg, nữ thẩm phán theo đường lối tự do của Tòa án Tối cao Mỹ, đã qua đời hôm 18/9, khi cuộc bầu cử tổng thổng tại nước này đang tiến đến rất gần.

Nếu Tổng thống Donald Trump, thành viên đảng Cộng hòa, có thể kịp thời bổ nhiệm một người thay thế theo đường lối bảo thủ, vị thẩm phán mới có thể giúp giải quyết mọi tranh chấp theo hướng có lợi cho tổng thống. Điều này sẽ làm sâu sắc thêm sự chia rẽ đảng phái tại Mỹ và đe dọa uy tín của tòa án với tư cách quan tòa độc lập, một số chuyên gia pháp lý nhận định.

Mùa bầu cử nhiều kiện tụng

"Nếu so sánh, dư luận về Bush và Gore vẫn còn nhẹ nhàng", Joshua Douglas, giáo sư luật tại Đại học Kentucky, cho biết, khi đề cập đến quyết định gây tranh cãi của Tòa án Tối cao Mỹ đã giúp ông George W. Bush chiến thắng trước đối thủ Al Gore trong cuộc bầu cử năm 2000. "Gần như không thể tưởng tượng được phản ứng sẽ như thế nào".

Biểu ngữ kêu gọi không bổ nhiệm người thay thế bà Ginsburg cho đến khi tổng thống mới nhậm chức, phía trước Tòa án Tối cao Mỹ. Ảnh: Reuters.
Biểu ngữ kêu gọi không bổ nhiệm người thay thế bà Ginsburg cho đến khi tổng thống mới nhậm chức, phía trước Tòa án Tối cao Mỹ. Ảnh: Reuters.

Trước khi bà Ginsburg qua đời, tòa án gồm 9 thẩm phán có 5 người bảo thủ và 4 người tự do. Vì vậy, ngay cả khi ghế của bà vẫn bị bỏ trống, đảng Dân chủ sẽ cần hai phiếu từ phe bảo thủ để tránh thua hoặc tình thế hòa 4-4 trong bất kỳ kịch bản hậu bầu cử nào.

Dale Ho, người điều hành dự án quyền bỏ phiếu tại Liên minh Tự do Dân sự Mỹ, cho biết chiến dịch năm 2020 đã chứng kiến nhiều vụ kiện liên quan đến bầu cử hơn bất kỳ chiến dịch nào khác trong lịch sử gần đây. Nhiều vụ tập trung vào việc có nên mở rộng các lựa chọn bỏ phiếu trong bối cảnh đại dịch virus corona, lý do đã khiến hàng triệu người Mỹ yêu cầu bỏ phiếu qua đường bưu điện.

Cái chết của bà Ginsburg đã khơi mào cuộc chiến chính trị nảy lửa về việc liệu ông Trump có nên tìm người lấp vào vị trí của bà hay không khi cuộc bầu cử đã đến gần như vậy, với việc bỏ phiếu sớm đã được tiến hành ở một số bang.

Các chuyên gia cho biết tình huống lặp lại kịch bản năm 2000, khi kết quả bầu cử sẽ được quyết định với chỉ vài trăm phiếu bầu ở Florida trong số 100 triệu phiếu bầu trên toàn quốc, vẫn khó xảy ra.

Tuy nhiên, ông Trump và đối thủ đảng Dân chủ, Joe Biden, đã tập hợp đội ngũ pháp lý hùng hậu để chuẩn bị cho những tranh chấp có thể xảy ra sau bầu cử. Ông Trump đã khẳng định mà không có bằng chứng trong suốt nhiều tháng rằng cuộc bầu cử sẽ bị "gian lận" do bỏ phiếu qua bưu điện và ông Biden nói ông tin rằng đương kim tổng thống chắc chắn sẽ tranh chấp kết quả.

Làm gia tăng nỗi lo trong các đảng viên Dân chủ, phe bảo thủ của Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết bất lợi cho họ trong một số vụ kiện về quyền bỏ phiếu năm nay.

Vào tháng 4, phán quyết 5-4 tại tòa án đã đảo ngược quyết định của thẩm phán liên bang về việc gia hạn thời gian nộp phiếu bầu vắng mặt trong cuộc bầu cử sơ bộ ở bang Wisconsin. Phán quyết đó đã dẫn đến sự phản đối gay gắt từ bà Ginsburg, người cảnh báo rằng nó sẽ tạo ra "sự tước quyền bầu cử trên quy mô lớn".

Tòa án cũng đã bác bỏ yêu cầu khẩn cấp về việc mở rộng các lựa chọn bỏ phiếu ở Texas và Alabama, đồng thời từ chối can thiệp vào việc phân xử hàng trăm nghìn người từng ngồi tù vì trọng tội có được phép bỏ phiếu trước khi nộp phạt hay không.

Áp lực với Chánh án Roberts

Nếu một vụ kiện sau bầu cử kết thúc tại Tòa án Tối cao Mỹ và người thay thế bà Ginsburg vẫn chưa hiện diện, các đảng viên Dân chủ có thể sẽ hướng đến việc thuyết phục Chánh án John Roberts, người được coi là lá phiếu làm thay đổi cán cân tòa án, ra phán quyết có lợi cho họ.

Chánh án John Roberts và bà Ginsburg vào năm 2018. Ảnh: AFP.
Chánh án John Roberts và bà Ginsburg vào năm 2018. Ảnh: AFP.

"Tôi nghĩ cũng giống mọi người khác tại nước này, Chánh án Roberts thực sự, thực sự hy vọng cuộc bầu cử không có kết quả sít sao đến vậy", Sylvia Albert, giám đốc phụ trách bỏ phiếu và bầu cử tại tổ chức phi lợi nhuận Common Cause, cho biết: "Ông ấy muốn tránh việc này bằng mọi giá".

Ông Roberts đứng về phe tự do chiếm thiếu số của tòa án trong một số vụ quan trọng vào đầu năm nay và thể hiện mong muốn tránh biến tòa án thành một tổ chức đảng phái.

Nếu ông đứng cùng hàng ngũ với ba thẩm phán tự do còn lại, điều đó sẽ tạo ra kết quả hòa 4-4, giúp giữ lại bất kỳ quyết định nào của tòa cấp dưới nhưng có thể làm suy yếu lòng tin của công chúng đối với Tòa án Tối cao. Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Ted Cruz cho biết trên Fox News hôm thứ 18/9 rằng ông Trump cần thay thế bà Ginsburg để ngăn chặn tình huống tòa án bế tắc và một "cuộc khủng hoảng hiến pháp".

Năm 2016, ông Cruz nằm trong số các thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã không cho Tổng thống Dân chủ Barack Obama lấp chỗ trống trong năm bầu cử, khiến Tòa án Tối cao chỉ còn tám thành viên. Người được đề cử của ông Trump, Neil Gorsuch, đã lấp đầy ghế đó vào năm sau.

Nếu một tranh chấp xung quanh cuộc bầu cử năm 2020 đến Tòa án Tối cao và ghế của bà Ginsburg đã được ứng viên mà ông Trump đề cử nắm giữ, thì phán quyết theo phe bảo thủ chiếm đa số đảm bảo chiến thắng cho ông Trump sẽ khiến nhiều người Mỹ khó lòng nuốt trôi, theo Paul Smith, giáo sư luật Đại học Georgetown.

"Sẽ thật khủng khiếp cho đất nước nếu bạn cùng lúc có một tổng thống bị coi là bất hợp pháp và một tòa án bị coi là đồng lõa", ông Smith nói.

Nguồn: Zing

Đông Phong
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement