Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lo “độc quyền” tem truy xuất rau

Tiêu dùng

02/03/2017 01:52

Trong khi tem truy xuất nguồn gốc rau của CLB Nông nghiệp công nghệ cao (DAA) vẫn vắng bóng thì nhiều hợp tác xã lo tình trạng “độc quyền”, phân biệt đối xử giữa các con tem…

Vẫn còn nhiều băn khoăn về chương trình truy xuất nguồn gốc rau, như vì sao Sở NN&PTNT chỉ chọn 2 HTX Phước An và Phú Lộc tham gia thí điểm truy xuất rau, trong khi hàng loạt HTX sản xuất rau quả tại TP.HCM đã sẵn sàng nguồn hàng, đề nghị được tham gia?

Chuẩn bị chưa tốt

Sở NN&PTNT vừa có văn bản giải trình gửi đến UBND TP.HCM liên quan chương trình truy xuất nguồn gốc rau, trong đó thừa nhận nhiều thông tin khá bất ngờ. Cụ thể, dù DAA được chọn cung cấp tem truy xuất rau nhưng hiện họ... chưa có công ty, chỉ đang làm thủ tục đăng ký kinh doanh.

“Sau khi đăng ký kinh doanh, việc dán tem của DAA sẽ được tiếp tục” - một lãnh đạo Sở NN&PTNT TP.HCM cho hay.

Nếu như chương trình truy xuất nguồn gốc rau được công bố ngày 18-1 do DAA phối hợp với Sở NN&PTNT TP thực hiện (chỉ thí điểm tại HTX Phước An và Phú Lộc) thì ngay sau đó, bà Nguyễn Thị Hồng Minh, chủ tịch HĐQT Công ty CP Giải pháp và truy xuất nguồn gốc (TraceVerified), đã gửi đơn phản ảnh DAA đã sử dụng lại dữ liệu của TraceVerified.

Rau truy xuất nguồn gốc ở TP.HCM vẫn gặp vướng mắc về tem. Trong ảnh: người dân tìm hiểu nguồn gốc rau trước khi mua tại siêu thị ở TP.HCM - Ảnh: HỮU THUẬN

Về việc này, dù chưa đồng tình với bà Minh, nhưng Sở NN&PTNT thừa nhận khâu chuẩn bị chưa tốt, chưa đồng bộ nên gây sự hiểu lầm đáng tiếc.

Chưa hết, đã có nhiều đánh giá chưa tốt về con tem do DAA cung cấp, như cùng kích thước tem 4x5cm nhưng tem DAA tích hợp hoàn toàn vào mã vạch, khiến nhiều người không sử dụng smartphone rất khó khăn truy xuất. Trong khi đó, tem truy xuất của nhiều đơn vị có một số thông tin cơ bản bằng chữ về tiêu chuẩn, ngày tháng thu hoạch, hạn sử dụng... bên cạnh mã vạch.

“Nhiều khi muốn ghi thông tin sản phẩm đầy đủ cho người tiêu dùng như rau muống VietGAP, 500 gam, hạn sử dụng 3 ngày nhưng tem DAA không thể ghi dài vậy được” - ông Bùi Xuân Quỳnh, phó chủ nhiệm HTX Phú Lộc, nói.

Khó được vào... thí điểm

Hiện cũng còn nhiều băn khoăn, như tại sao chỉ chọn 2 HTX thí điểm chương trình truy xuất rau mà không phải là 3 hoặc 1...?

Cầm trên tay bó rau VietGAP, ông Nguyễn Văn Yên - phó chủ nhiệm HTX Ngã Ba Giồng (H.Hóc Môn) - cho biết cảm giác bị “bỏ rơi” khi không được thông tin đầy đủ. Đầu tháng 11-2016, DAA chỉ đến tập huấn được một hôm thì “mất hút”.

Tương tự, HTX Mai Hoa (H.Hóc Môn) bức xúc việc “nhìn mặt gửi vàng” trong việc lựa chọn đơn vị tham gia truy xuất nguồn gốc rau. “Tôi có đề nghị để cho HTX mình tham gia, nhưng Trung tâm Tư vấn hỗ trợ nông nghiệp TP.HCM nói sẽ “xem xét lại” vì nguồn vốn có hạn, trong khi đó lại chọn HTX Phước An và Phú Lộc dù hai đơn vị đó đã có tem riêng” - đại diện HTX Mai Hoa nói.

Không để 
độc quyền tem

Trước tình trạng DAA chưa cung cấp đủ tem truy xuất nguồn gốc nhưng vẫn... phải đợi, nhiều HTX lo việc chỉ định đơn vị cung cấp tem sẽ xảy ra tình trạng độc quyền, nâng giá tem làm tăng giá sản phẩm.

Đại diện HTX Thỏ Việt cho biết hiện đơn vị đang đầu tư hệ thống truy xuất nguồn gốc của Đức với chi phí cao. Nếu sắp tới Sở NN&PTNT TP.HCM thống nhất chỉ một đơn vị cung cấp tem thì đơn vị bị lãng phí chi phí đầu tư xây dựng hệ thống truy xuất của Đức. “Nếu chỉ định như vậy sẽ có tình trạng độc quyền tem truy xuất. Cần để đơn vị sản xuất có thể lựa chọn phương án tối ưu” - vị đại diện này nói.

Ông Bùi Xuân Quỳnh cũng cho rằng hiện đơn vị của ông đang “sở hữu” hai con tem. “Bây giờ mà chọn lại đơn vị cung cấp tem khác, nghĩa là phải thay đổi toàn bộ hệ thống từ khâu nhập dữ liệu, đào tạo nhân viên... sẽ tốn nhiều chi phí” - ông Quỳnh nói.

Sở NN&PTNT TP.HCM cũng cho biết sau thí điểm sẽ mở rộng mô hình rau truy xuất nguồn gốc sang các HTX khác và đấu thầu thuê dịch vụ, nhằm chọn các đơn vị cung cấp dịch vụ truy xuất, dán tem tốt, giá cả cạnh tranh...

Trao đổi vớiTuổi Trẻ, bà Huỳnh Thị Kim Cúc - phó giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM - cho biết sau thời gian thí điểm, khi đưa vào hoạt động chính thức chương trình truy xuất nguồn gốc rau sẽ thống nhất chọn một đơn vị cung cấp tem để cơ quan chức năng dễ dàng quản lý. Còn doanh nghiệp có thể lựa chọn riêng đơn vị khác, không nhất thiết phải theo Sở NN&PTNT...

Tuy nhiên, điều này vẫn khiến nhiều nhà cung cấp rau lo ngại bởi như vậy sẽ thành ra có hai loại tem, một có Nhà nước “bảo hộ” có thể “cao giá” hơn và một do doanh nghiệp tự lo. “Nhà nước nên giám sát chung các loại tem, cho đa dạng loại tem để tạo sự công bằng” - đại diện một HTX đề nghị.

Vẫn ít rau truy xuất nguồn gốc

Theo số liệu từ Chi cục Phát triển nông thôn TP.HCM, nhu cầu tiêu thụ rau của TP.HCM là khoảng 2.750 tấn/ngày. Sản lượng rau được xác nhận an toàn mỗi ngày của các HTX tại TP.HCM cung cấp ra thị trường khoảng 40 tấn, còn lại là từ các địa phương khác. Lượng rau truy xuất nguồn gốc hiện chỉ ở khoảng 5,4 tấn/ngày.

Cùng tem truy xuất, cách làm khác nhau

Ông Bùi Xuân Quỳnh tiết lộ vẫn là thông tin nhật ký ghi chép đồng ruộng của nông dân, phần mềm TraceVerified cho HTX tự nhập thông tin vào hệ thống, nhưng phần mềm truy xuất của DAA không cho mà phải sao chép, gửi qua mail nên kéo dài thời gian hoặc nhập thiếu thông tin. Theo ông Quỳnh, cách làm của DAA tốn thêm thời gian và nhân lực.

CÔNG TRUNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement