Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Liệu EU có thống nhất được lệnh cấm vận dầu đối với Nga?

Liên minh châu Âu (EU) đã có một cuộc họp vào hôm thứ Sáu (6/5) nhằm tìm ra một lệnh cấm vần dầu đối với Nga. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có một tuyên bố nào được đưa ra mặc dù Ủy ban EU đã có một số sửa đổi lệnh cấm so với ban đầu.

27 quốc gia thành viên EU đang cân nhắc một lệnh cấm dần dần đối với nhập khẩu dầu của Nga. Một số quốc gia, chẳng hạn như Hungary, Slovakia và Síp, lo ngại động thái này sẽ tác động đến nền kinh tế của mình.

Đại diện từ các nước thành viên EU đã tập trung tại Brussels vào thứ Sáu để đàm phán về một lệnh cấm vận dần dần đối với dầu của Nga và lệnh cấm này chỉ có hiệu lực khi tất cả 27 thành viên EU đều bỏ phiếu ủng hộ.

Các quan chức Ukraina đã thúc giục EU đưa ra lệnh cấm vận này và coi đó là biện pháp mạnh hơn nhằm gây tổn hại cho nền kinh tế Nga. Tuy nhiên, một số nước thành viên EU lo ngại rằng, việc cấm vận sẽ dẫn đến những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế của mình.

"Thật không dễ dàng để tạo ra sự thống nhất", Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết trong một hội nghị do tờ báo Frankfurter Allgemeine Zeitung của Đức tổ chức.

"Các quốc gia hiện đang do dự và vẫn chưa sẵn sàng. Chúng tôi đang ngồi cùng với các quốc gia này để tìm ra giải pháp, chẳng hạn như cung cấp dầu thay thế cho các quốc gia này", bà von der Leyen cho biết thêm.

Liệu EU có thống nhất được lệnh cấm vận dầu đối với Nga?   - Ảnh 1.

Ủy ban châu Âu đã thay đổi một số điều trong lệnh cấm vận dầu của Nga.

Các quốc gia mà bà von der Leyen đề cập là Hungary và Slovakia, hai nước phản đối lệnh cấm vận dầu mỏ vì họ phụ thuộc rất lớn vào năng lượng của Nga.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh nhà nước, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, lệnh cấm vận sẽ vượt qua "lằn ranh đỏ" đối với Budapest và tuyên bố của bà von der Leyen "đã tấn công sự thống nhất của châu Âu" trong việc ủng hộ chính sách này.

Síp, Hy Lạp và Malta cũng lo ngại về ý tưởng cấm vận trong lĩnh vực vận chuyển dầu của Nga. Ba quốc gia có đội tàu vận tải biển lớn nhất trong khối.

"Cần phải tính đến những lo ngại của Hy Lạp, Malta và Síp trong các vấn đề cụ thể liên quan đến các lệnh trừng phạt", Tổng thống Síp Nico Anastasiades nói với các nhà báo trong chuyến thăm tới Athens. Nhà lãnh đạo Síp đã gặp Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis trong chuyến công du này và cho rằng tình đây là "lập trường chung" của hai nước.

"Cả hai chúng tôi đều rõ rang. Chúng tôi chống lại cuộc xâm lược của Nga và tất nhiên ủng hộ các biện pháp trừng phạt. Nhưng các biện pháp trừng phạt này nên được nhắm mục tiêu và không chọn lọc để phục vụ một số quốc gia thành viên và khiến những quốc gia khác bị ảnh hưởng", Tổng thống Anastasiades nói thêm.

Liệu một kế hoạch cấm vận của EU đã được điều chỉnh có thể giải quyết được những lo ngại của các quốc gia thành viên?

Các nguồn tin của EU nói với Reuters rằn,  Ủy ban EU đã điều chỉnh đề xuất cấm vận dầu mỏ để giải quyết những lo ngại của các nước thành viên.

Kế hoạch thay đổi được cho là sẽ cho phép Hungary và Slovakia tiếp tục nhập khẩu dầu của Nga cho đến cuối năm 2024.

Liệu EU có thống nhất được lệnh cấm vận dầu đối với Nga?   - Ảnh 2.

Nhiều nước trong EU vẫn chưa tìm được nguồn cung thay thế.

Đề xuất ban đầu sẽ ngừng nhập khẩu dầu của Nga vào EU trong vòng sáu tháng và các sản phẩm dầu tinh chế vào cuối năm 2022. Hungary và Slovakia sẽ được kéo dài cho đến cuối năm 2023, theo kế hoạch ban đầu của EU.

Đề xuất được điều chỉnh cũng được cho là bao gồm quá trình chuyển đổi ba tháng trước khi cấm các công ty vận tải biển của EU vận chuyển dầu của Nga để giải quyết những lo ngại của Hy Lạp, Malta và Síp. Kế hoạch ban đầu đưa ra một quá trình chuyển đổi kéo dài một tháng.

Các cuộc đàm phán về lệnh cấm vận có thể tiếp tục diễn ra vào cuối tuần. Các ý tưởng khác về các biện pháp trừng phạt được cho là đang được xem xét bao gồm các biện pháp tài chính như loại bỏ ngân hàng Sberbank của Nga khỏi hệ thống tài chính SWIFT toàn cầu.

Một số nhà ngoại giao EU muốn gói trừng phạt mới sẽ được ban hành vào thứ Hai, khi Nga ăn mừng chiến thắng chống lại Đức Quốc xã trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.

NGUYỄN MINH
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement