Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Liệu có xảy ra bong bóng chứng khoán khi VnIndex tăng đột biến? (bài 1)

Chứng khoán

22/11/2017 05:15

Cả năm 2016 VnIndex chỉ tăng được 80 điểm nhưng trong 11 tháng đầu năm 2017, VnIndex đã tăng 250 điểm. Liệu thị trường chứng khoán đang có "bong bóng" như năm 2007?

Dấu mốc 10 năm

Ngày 8/9 đánh dấu cột mốc quan trọng trên thị trường chứng khoán Việt Nam khi chỉ số VnIndex quay trở lại ngưỡng 800 điểm sau 10 chờ đợi. Lần gần nhất VnIndex đạt điểm số trên 800 là vào ngày 15/2/2008 với VnIndex đạt 816 điểm.

Trong phiên giao dịch ngày 8/9, hàng loạt cổ phiếu lớn tăng giá đã kéo VnIndex tăng gần 4 điểm. Điển hình là SAB của Tổng công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn, MSN của Tập đoàn Masan, BVH của Tập đoàn Bảo Việt, VCB của Vietcombank…

Đầu năm 2017, nhiều chuyên gia và các công ty chứng khoán đã đưa ra nhận định VnIndex sẽ đạt ngưỡng 800 điểm với kịch bản tích cực nhất từ thị trường. Trên thực tế, dòng tiền của các nhà đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán đã tăng mạnh.

Nếu như năm 2016, khối lượng giao dịch bình quân chưa tới 3.000 tỉ đồng mỗi phiên thì trong 11 tháng đầu năm 2017, những phiên giao dịch với giá trị 5.000-7.600 tỉ đồng trở thành chuyện rất bình thường với nhà đầu tư. Cá biệt có những phiên giao dịch đạt kỷ lục hơn 20.000 tỉ đồng.

Thị trường chứng khoán đang "nhảy múa" khi VnIndex tăng 250 điểm trong gần 11 tháng đầu năm

Tính đến đầu tháng 11, khối ngoại cũng mua ròng tới gần 15.000 tỉ đồng trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều này hoàn toàn trái ngược với năm 2016, khi khối này đã bán ròng hơn 6.700 tỉ.

Tính trong 5 phiên giao dịch gần nhất, thị trườngchứng kiến giá trị giao dịch đều trên 5.000 tỉ đồng mỗi phiên. Cụ thể, ngày 21/11 thị trường đạt 6.496 tỉ đồng. Ngày 20/11 là 5.664 tỉ đồng. Ngày 17/11 là 5.361 tỉ đồng. Ngày 16/11 là 7.361 tỉ đồng. Ngày 15/11 là 6.692 tỉ đồng.

Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đã ghi nhận kỷ lục về giá trị giao dịch với hơn 20.000 tỉ đồng trên HOSE vào phiên ngày 7/11, con số cao nhất đạt được từ trước tới nay. Không chỉ bứt phá về giá trị giao dịch, HOSE cũng đã xác lập cột mốc vốn hóa 100 tỉ USD, điều chưa từng có sau 17 năm giao dịch.

Việc VnIndex tăng phi mã và dòng tiền đổ vào thị trường quá lớn đã khiến nhiều người nghị ngại về kịch bản khủng hoảng trên thị trường chứng khoán năm 2007 có thể lặp lại. Sau khi đạt đỉnh 1.170 điểm vào ngày 12/3/2007, thị trường đã tuột dốc không phanh.

Đặc biệt vào giai đoạn 2008, màu sắc chủ đạo của bảng điện tử là đỏ. Với mục đích ngăn đà suy giảm của thị trường, nhiều giải pháp đã được đưa ra. Vào ngày 27/3/2008, biên độ dao động giá của HOSE được hạ từ /-5% xuống còn /-1% và tại HNX được hạ từ /-10% xuống /-2%.

Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) được phép tham gia mua cổ phiếu bình ổn. Các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán được vận động ngừng giải chấp. Các doanh nghiệp niêm yết được kêu gọi mua vào cổ phiếu quỹ. Tuy nhiên, đến ngày 13/6/2008 VnIndex chỉ còn 370,55 điểm, bất chấp mọi nỗ lực giải cứu.

Mãi đến giai đoạn 2013-2015, thị trường mới lên nổimốc 500 điểm. Bắt đầu từ tháng 1/2016 đến nay, thị trường chứng khoán có sự tăng trưởng rất mạnh mẽ. Rất nhiều chính sách hỗ trợ thị trường được đưa vào áp dụng, dòng tiền lớn liên tục được đổ vào. Minh chứng là thanh khoản liên tục gia tăng.

Tuy nhiên, ngay cả những chuyên gia và nhà đầu tư lạc quan nhất cũng chỉ dám mơ VnIndex về mốc 800 điểm vào cuối năm 2017. Hiện tại, VnIndex vượt qua mốc kỷ lục 900 điểm chỉ hơn một tháng sau khi mốc 800 điểm bị phá vỡ và đang ở mức 931 điểm.

Cột mốc 931 điểm sẽ rất kinh khủng nếu nhìn lại cả năm 2015, VnIndex chỉ tăng được gần 40 điểm. Năm 2016 con số này đạt hơn 80 điểm. Tuy nhiên, chỉ trong gần 11 tháng đầu năm, VnIndex đã tăng hơn 250 điểm.

Liệu có khủng hoảng

Nhiều người nghi ngại và lo lắng bởi bối cảnh năm 2006 và hiện tại khá giống nhau. Thực tế, thị trường chứng khoán cũng đang chứng kiến cảnh xanh vỏ nhưng đỏ lòng khiến hơn 80% nhà đầu tư thu lỗ.

Nhìn lại cơn bùng phát của thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2006-2007 không khó tìm ra nguyên nhân. Sự kỳ vọng rất cao vào tăng trưởng của nền kinh tế là nguyên nhân quan trọng nhất. Khi đó, vị thế của Việt Nam lên cao sau những chú ý của cộng đồng đầu tư quốc tế khi trở thành thành viên thứ 150 của WTO và tổ chức thành công APEC 2006.

Nhiều khả năng, VnIndex sẽ đạt ngưỡng 1.100 điểm vào cuối năm nay

Từ cuối năm 2007, Việt Nam nằm trong số các nước có tốc độ phát triển cao nhất của khu vực khi GDP đạt 8,48%, cao nhất kể từ năm 1996. Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2008 được đặt ra ở mức 8,5-9%.

Cuối quý I năm 2008, mức tăng trưởng tín dụng đạt đỉnh điểm 63%. Trong đó, một phần lớn dòng tiền được bơm vào bất động sản, chứng khoán. Từ dân văn phòng, bà nội trợ đến sinh viên cũng trở thành nhà đầu tư mới tham gia thị trường.

Thế nhưng trong quý I năm 2008, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng với tốc độ bình quân 3,06%/tháng và tăng 16,37% so với cùng kỳ năm trước. CPI đạt đỉnh tăng vào tháng 8/2008 với mức 28,3% so với cùng kỳ.

Để hạ nhiệt nền kinh tế, Chính phủ đã đề ra 8 nhóm giải pháp với mục tiêu kiềm chế lạm phát và giảm thâm hụt thương mại. Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần tăng lãi suất cơ bản, từ 8,75% lên 14%. Các lãi suất điều hành như lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu cũng tăng theo.

Đánh giá về thị trường chứng khoán hiện tại, chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển cho biết, dù có bối cảnh khá tương đồng nhưng thị trường chứng khoán năm 2017 sẽ không xảy ra khủng hoảng. 10 năm trước, thị trường chứng khoán khủng hoảng là do lượng tiền đi vay ngân hàng đổ vào chứng khoán quá nhiều, mã chứng khoán nào cũng được mua mà không quan tâm đến công ty đó làm ăn như thế nào.

Còn hiện tại, nhà đầu tư rất tỉnh táo và không phải mã chứng khoán nào cũng được nhà đầu tư đón nhận. Còn xét trên bình diện vĩ mô, tỉ giá không còn là nỗi lo và CPI luôn được duy trì dưới 5%. GDP giữ vững ở mức 6,5% và chỉ số PMI luôn cao hơn 50. Tình hình kinh doanh của nhiều doanh nghiệp niêm yết đang rất khả quan.

Trong khi đó, chuyên gia Bùi Quang Tín, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM cho rằng, nếu nhận định khả quan thì VnIndex sẽ vượt mốc 1.100 điểm vào cuối năm 2017 và đạt 1.300 điểm vào giữa năm 2018.

“Thông tư 06 đã hạn chế tín dụng vào thị trường bất động sản. Thế nhưng, dư địa tín dụng đã được tăng 3%. Các ngân hàng chỉ được cho vay đầu tư chứng khoán tối đa 5% vốn điều lệ. Như vậy, tổng vốn điều lệ 505.258 tỉ đồng của hệ thống ngân hàng Việt Nam thì mức cho vay tối đa đối với lĩnh vực chứng khoán có thể lên tới hơn 25.000 tỉ đồng. Có nghĩa, vẫn còn hơn 15.000 tỉ đồng có thể tăng thêm cho chứng khoán”, ông Tín nói.

Bài 2: Tăng điểm không rõ ràng và sự méo mó của thị trường

Đằng sau sự bùng nổ của thị trường chứng khoán là những yếu tố bất thường ngày càng lộ rõ. Biểu hiện rõ ràng nhất là sự khác biệt từ nhóm cổ phiếu Bluechips và động lực tăng giá.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement