Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lịch thiên văn tháng 5/2020: Ngắm siêu trăng cuối cùng trong năm

Lối sống

27/04/2020 17:53

Đây sẽ là khoảng thời gian tuyệt nhất trong tháng để quan sát những thiên thể mờ như thiên hà và các cụm sao vì không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng.

1. Mưa sao băng Eta Aquarids (6-7/5/2020)

Mưa sao băng Eta Aquarid là một mưa sao băng trên mức trung bình, đạt tới 60 sao băng một giờ ở cực điểm. Hầu hết sao băng sẽ quan sát được ở Nam bán cầu. Ở Bắc bán cầu, tần suất chỉ đạt khoảng 30 sao băng mỗi giờ. Mưa sao băng Eta Aquarids được hình thành từ những hạt bụi của sao chổi Halley – thiên thể được biết đến và quan sát từ thời cổ đại.

Mưa sao băng Eta Aquarids thường xảy ra hàng năm từ 29/04 đến 28/05, cực điểm của năm nay vào đêm ngày 06/05, rạng sáng này 07/05. Ánh sáng của trăng gần tròn sẽ che lấp hầu như tất cả sao băng, ngoại trừ những vệt sao băng sáng nhất. Nhưng nếu kiên nhẫn, bạn vẫn có thể sẽ nhìn được một vài vệt sao băng đẹp. Tốt nhất nên quan sát ở những địa điểm tối từ sau lúc nửa đêm. Các sao băng  có xu hướng tỏa ra từ chòm sao Aquarius (Bảo Bình), nhưng cũng có thể xuất hiện từ bất cứ đâu trên bầu trời.

Lịch thiên văn tháng 5/2020: Ngắm siêu trăng cuối cùng trong năm

2. Trăng tròn, Siêu trăng (7/5/2020)

Mặt Trăng sẽ nằm đối diện với Mặt Trời khi quan sát từ Trái Đất và phần hướng về Trái Đất của Mặt Trăng sẽ được chiếu sáng toàn bộ. Pha này xảy ra lúc 17:45. Lần trăng tròn này được những bộ tộc châu Mỹ bản địa thời xưa gọi là Trăng Hoa (Full Flower Moon) bởi vì đây là khoảng thời gian những bông hoa mùa xuân xuất hiện nhiều nhất. Lần trăng này cũng được biết đến là Trăng Trồng ngô (Corn Planting Moon)Trăng Sữa (Milk Moon).

Lịch thiên văn tháng 5/2020: Ngắm siêu trăng cuối cùng trong năm

Đây cũng sẽ là lần siêu trăng cuối cùng trong số bốn lần siêu trăng của năm 2020. Mặt Trăng sẽ ở vị trí rất gần Trái Đất nên trông to hơn và sáng hơn bình thường một chút.

3. Trăng mới (23/5/2020)

Mặt Trăng sẽ ở cùng phía Mặt Trời khi nhìn từ Trái Đất và sẽ không thể quan sát được trên bầu trời đêm. Pha này xảy ra lúc 00:39.

(*) Lưu ý: Thời gian sử dụng trong bài viết đã được quy đổi ra giờ Việt Nam

 Thiên văn Nghiệp dư Hà Nội (HAS)

MỘC MIÊN [t/h]
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement