Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lễ vật cúng vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?

Cần biết

08/02/2019 23:52

Ngày thường cúng hoa quả, đồ chay còn ngày vía này người ta cúng mặn với cỗ tam sên gồm 1 miếng thịt, 1 con tôm, 1 quả trứng luộc.

Lễ vật cúng vía Thần tài 

- Một bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt ba rọi, 1 hột vịt , 1 con tôm (hay cua), tất cả đều luộc.

- Một bình bông cúc hoặc vạn thọ, mâm ngũ quả, 5 cây nhang, 5 chung rượu đế, 2 đèn cầy, 2 điếu thuốc, gạo, muối hột, vàng bạc đại 2 miếng .

Lễ vật cúng vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?

Thay nước uống khi đốt nhang, thay nước trong lọ hoa, và chưng thờ nải chuối chín vàng. Tránh để các con vật chó mèo quậy phá làm ô uế bàn thờ Thần tài.  

Hàng tháng thường lau bàn thờ, tắm cho Thần tài vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với nước lá bưởi, hay rượu pha nước. Khăn lau và tắm cho Thần tài không được dùng vào việc khác.

Lưu ý sau khi cúng: 

- Gạo, muối thì cất lại dùng cho có lộc, không được rải ra ngoài. 

- Vàng, bạc đại đốt ở ngoài. 

- Rượu hay nước cúng thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, có ý nghĩa là đem lộc vào. 

Bộ tam sên hay bánh trái chia nhau trong nhà dùng không cho người ngoài.

Ngày Thần Tài là gì?

Dân gian có nhiều truyền thuyết về Thần tài, nhưng tựu chung lại Thần tài là tiên nhân trên trời. Đây là vị thần nổi tiếng trong việc chuyên trông coi tiền tài, vàng bạc cho gia chủ.

Một lần vì xuống hạ giới uống rượu say, đầu va vào đá nên mất trí nhớ. Sau đó, ông bị người ta đánh cắp quần áo đem bán và ông phải đi ăn xin để sinh sống. 

Trong lúc lưu lạc nhân gia, một hôm, ông được một cửa hàng bán gà vịt giữ lại, mời ăn. Và từ lúc ông vào quán này thì cửa hàng bắt đầu đông khách đến ăn. Sau đó do người ông có mùi hôi thối, sợ mất hết khách nên chủ quán gà vịt liền đuổi ông đi. 

Lễ vật cúng vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?

Một người chủ cửa hàng khác thấy từ lúc ông bước vào quán gà vịt kia thì khách đến quán đông một cách lạ thường liền mời ông sang quán mình ăn.

Lúc ông sang quán này, quán bên kia lại vắng vẻ. Do thương ông không có gì để mặc, người dân đã mua cho ông một bộ quần áo mới để ông có thể mặc che chắn cơ thể của mình.

Thế nhưng thật kỳ lạ, bộ quần áo ấy lại chính là bộ quần áo trước kia của ông. Sau khi mặc bộ quần áo ấy vào, Thần Tài nhớ ra mọi chuyện và bay về trời. Ngày ông bay về trời là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch.

Từ đó mọi người lấy ngày này là ngày vía Thần Tài.

Cũng từ đó, cứ vào ngày này, nhiều nhà, nhất là những nhà làm ăn, buôn bán đều sắm lễ vật cúng Thần Tài. Đặc biệt, nhiều nhà còn mua vàng để cầu mong tiền của dồi dào cả năm.

Vía Thần tài 2019 ngày nào? 

Theo Lịch vạn niên, trong năm Kỷ Hợi, ngày Thần tài 2019 này rơi vào thứ Năm, ngày 10 tháng Giêng âm lịch (tức vào ngày 14/2/2019). Đây là ngày Nhâm Ngọ, tháng Bính Dần, năm Kỷ Hợi. 

Giờ hoàng đạo: Canh Tý (23h-1h), Tân Sửu (1h-3h), Quý Mão (5h-7h), Bính Ngọ (11h-13h), Mậu Thân (15h-17h), Kỷ Dậu (17h-19h).

Theo phong tục xưa, cứ vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, nhiều nhà làm ăn, buôn bán và kinh doanh đều cúng vía Thần Tài long trọng, đồng thời mua vàng làm lễ vật để cầu xin một năm làm ăn gặp nhiều may mắn.

Lễ vật cúng vía Thần tài mùng 10 tháng Giêng gồm những gì?
CHẤN HƯNG (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement