Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lễ Thất Tịch, ngày tình nhân phương Đông là ngày gì?

Lối sống

24/08/2020 15:38

Lễ Thất Tịch hay còn gọi ngày tình nhân phương Đông. Lễ Thất Tịch vào mồng 7 tháng 7 âm lịch hằng năm, gắn liền với sự tích Ngưu Lang-Chức Nữ.

Với nhiều người có lẽ lễ Thất Tịch còn khá xa lạ, tuy nhiên trong văn hóa phương Đông ngày lễ này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc và cảm động.

Thất Tịch là ngày gì?

Thất Tịch, theo văn hóa phương Đông, nhất là các nước Đông Á và Đông Nam Á, là ngày lễ tình yêu được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch, đôi khi được người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á. Lịch sử về ngày này gắn bó với câu chuyện về Ngưu Lang-Chức Nữ hoặc vợ chồng Ngâu với nhiều dị bản.

Lễ Thất Tịch, ngày tình nhân phương Đông là ngày gì?

Nguồn gốc ngày Thất Tịch

Chuyện kể rằng có một anh chàng chăn trâu tên là Ngưu Lang, hoàn cảnh nghèo khó, mồ côi cha mẹ. Lúc chăn trâu trên đồi anh phát hiện tại một hồ nước gần đó có 7 nàng tiên đang nô đùa, trong số đó anh phải lòng cô tiên nữ trẻ nhất. Chú trâu của anh biết được bèn bày kế cho anh cướp xiêm y của cô tiên nữ đó, để cô mãi ở chốn trần giang cùng với anh chàng. Cô gái đó chính là Chức Nữ - con gái út của Ngọc Hoàng.

Khi tới giờ phải bay về trời, các chị cô đành bay về hết để lại nàng tiên nữ khóc lóc một mình loay hoay tìm đồ. Chàng Ngưu Lang lúc này thấy mủi lòng bèn đem bộ xiêm y ra trả lại cho nàng và thú nhận tất cả, đồng thời chàng không quên thổ lộ tấm chân tình của mình và mong muốn lấy nàng làm vợ. Thấy chàng có vẻ là người thật thà, dễ thương, chân thành nên Chức Nữ đồng ý, từ đó hai người sống hạnh phúc bên nhau dưới trần gian.

Sau khi Ngọc Hoàng phát hiện đứa con gái út mất tích và sai binh lính xuống trần bắt con về trời. Chàng Ngưu Lang nhớ thương vợ nên đã mang theo hai con đuổi theo nàng. Nhưng Vương Mẫu biết được nên vạch ra ranh giới giữa 2 cõi, đó là sông Ngân Hà. Tuy nhiên, Ngưu Lang nhất định không chịu từ bỏ và quyết định ở đó đợi chờ Chức Nữ quay về.

Cảm động trước tấm chân tình của hai người, Vương Mẫu đã cho phép Ngưu Lang và Chức Nữ được gặp nhau mỗi năm một lần vào ngày Thất Tịch (7 tháng 7 âm lịch) trên chiếc cầu Ô Thước do đàn quạ trời tạo nên.

Ngày Thất Tịch ở Việt Nam

Lễ Thất Tịch, ngày tình nhân phương Đông là ngày gì?

Ngày lễ Thất Tịch (Mùng 7 tháng 7 Âm lịch) tại Việt Nam còn được gọi là ngày “ông Ngâu bà Ngâu”, cách gọi Ngưu Lang và Chức Nữ trong văn hóa người Việt Nam.

Trong ngày lễ Thất Tịch trời thường mưa rả rích trong suốt một ngày, gọi là mưa ngâu. Tương truyền đó cũng chính là nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi được gặp nhau. Dân gian có câu: "Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, Con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền".

Trong ngày lễ, các đôi lứa yêu nhau thường đến chùa, làm lễ và cầu mong cho tình duyên son sắt. Nếu trời không mưa, các đôi thường cùng nhau ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ và thề hẹn. Đêm Thất tịch, chòm sao Chức Nữ sẽ sáng vô cùng. Người ta tin rằng hai người yêu nhau nếu cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ trong đêm mùng 7 tháng 7 thì sẽ mãi mãi bên nhau.

Điều đặc biệt với ngày lễ Thất Tịch tại Việt Nam đó là vào thời vua vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072). Theo những ghi chép lịch sử để lại, lúc này nhà vua ở độ tuổi 42 nhưng vẫn chưa có con để truyền ngôi vị, nên đã vào một ngôi chùa để cầu tự vào ngày 7 tháng 7 Âm lịch và nhờ đó sinh ra Thái tử Càn Đức. Vì vậy, vào ngày này hàng năm, một lễ hội đã được tổ chức ở chùa Hà và trở thành lễ hội cầu tình duyên, gia đình hạnh phúc, con đàn cháu đống.

Người ta tin rằng, trong ngày Thất Tịch nếu hai người yêu nhau cùng ngắm sao Ngưu Lang - Chức Nữ thì sẽ mãi mãi bên nhau. Những năm trở lại đây, giới trẻ Việt còn truyền nhau rằng, ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ giúp cầu nhân duyên, những cặp đôi yêu nhau sẽ càng thêm bền lâu còn người đang lẻ bóng sẽ sớm gặp được ý trung nhân.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement