Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lazada 'bán hàng' trên Grab, mong chinh phục thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam

Thị trường 24h

25/11/2020 06:05

Người dùng từ nay có thể nhìn thấy cả Lazada khi đăng nhập ứng dụng Grab. Thỏa thuận này giúp hai nền tảng thương mại điện tử tăng khả năng cạnh tranh tại thị trường Việt Nam.

Lazada sốt ruột vì lượng khách hàng giảm mạnh

Nikkei Asia cho biết vào tuần trước, Lazada chính thức thông báo công ty muốn hướng người mua hàng đến dịch vụ GrabFood, và sẽ sử dụng GrabExpress để vận chuyển. 

Grab cũng chia sẻ việc người dùng ứng dụng của mình với Lazada, và công ty đã thêm các bài đánh giá trực tiếp GrabFood trên ứng dụng.

Hiện Grab và Lazada đều đang phát phiếu giảm giá để thu hút khách hàng từ nền tảng của nhau.

Thỏa thuận chéo này giúp đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh tại Lazada, theo sau các nhà bán lẻ điện tử khác như Shopee, Thế Giới Di Động và Tiki.

Grab được hỗ trợ bởi SoftBank của Nhật Bản. Và SoftBank là cổ đông lớn của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc Alibaba, công ty mẹ của Lazada.

"Người tiêu dùng có thể mong đợi nhiều sáng kiến ​​kết hợp hơn từ nay đến năm sau", CEO Lazada Việt Nam, James Dong, cho biết trong một tuyên bố vào tuần trước.

Lazada hợp tác với Grab nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. Ảnh: Internet
Lazada hợp tác với Grab nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng. Ảnh: Internet

Hiện Lazada là nhà bán lẻ điện tử lớn thứ tư tại Việt Nam, với hơn 20 triệu lượt khách hàng tháng, theo dữ liệu của iPrice Group từ tháng 7 đến tháng 9/2020. Con số này thấp hơn một năm trước, khi Lazada có hơn 24 triệu lượt truy cập mỗi tháng.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thúc đẩy sự tăng trưởng của thương mại điện tử nhưng lượng khách hàng của Lazada lại giảm mạnh.

Trong khi đó, công ty dẫn đầu thị trường Việt Nam là Shopee, đã tăng lượt khách hàng 81%, lên 62,7 triệu lượt truy cập mỗi tháng, từ tháng 7 đến tháng 9/2020.

 Shopee có lượng người truy cập nhiều gấp đôi Thế Giới Di Động và Tiki - hai nền tảng lớn thứ 2 và thứ 3 tại Việt Nam. 

"Việt Nam là thị trường phát triển nhất về công nghệ thực phẩm" 

Nhà đầu tư mạo hiểm Vy Le, trả lời phỏng vấn của Nikkei Asia rằng, người Việt Nam không phụ thuộc vào các dịch vụ kỹ thuật số như các nước láng giềng, một phần vì họ không bị giới hạn quá nhiều bởi các biện pháp phòng dịch COVID-19. 

Việt Nam chỉ ghi nhận khoảng 1.300 trường hợp dương tính với COVID-19 và 35 trường hợp tử vong, và đã kết thúc giãn cách toàn quốc vào tháng 4.

Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận là đại dịch đã thay đổi hành vi của người tiêu dùng. 

Le lưu ý rằng, các chủ đề mua sắm trực tuyến trên Google sử dụng tiếng Việt là nhiều hơn bao giờ hết. 

Theo báo cáo e-Conomy SEA của Google, Temasek và Brain&Co, các tìm kiếm trên Google này đã tăng gấp 6 lần từ năm 2016 đến năm 2020, cao nhất ở Đông Nam Á.

Báo cáo cũng cho biết rằng, trong tất cả người Việt Nam truy cập internet năm nay, có đến 41% người dùng đã thử một dịch vụ trên internet lần đầu tiên.

"Tôi nghĩ Việt Nam là thị trường phát triển nhất về công nghệ thực phẩm trong khu vực", Le, nhà đồng sáng lập của Do Ventures, chia sẻ.

Grab cũng đã chuyển trọng tâm từ dịch vụ đặt xe sang thanh toán và giao hàng, vì người dân Đông Nam Á ở nhà để tránh COVID-19.

Tại thị trường Việt Nam, Grab đang cạnh tranh với Gojek, Baemin và Now trong lĩnh vực giao hàng thực phẩm. Ảnh: Internet
Tại thị trường Việt Nam, Grab đang cạnh tranh với Gojek, Baemin và Now trong lĩnh vực giao hàng thực phẩm. Ảnh: Internet

Từ khi lệnh giãn cách xã hội được áp dụng ở Việt Nam vào đầu năm nay, sản lượng giao hàng thực phẩm đã tăng gấp đôi, cao hơn so với phần còn lại của Đông Nam Á. 

Ngoài Grab, "miếng bánh" này còn chia đều cho các ứng dụng như Gojek - "kỳ lân" của Indonesia, Baemin của Hàn Quốc và Now của Việt Nam.

Chiến lược "bất cứ thứ gì bạn có thể ăn" của Grab ở Việt Nam

Gần đây, tại thị trường Việt Nam, Grab đã bổ sung dịch vụ giao hàng tạp hóa cho Big C. Đây là một phần trong việc mở rộng khu vực, giúp khách hàng có khả năng đặt hàng từ cả siêu thị và cửa hàng tiện lợi.

Chiến lược này được hãng gọi là "bất cứ thứ gì bạn có thể ăn".

“COVID-19 cũng đã thúc đẩy việc áp dụng các dịch vụ kỹ thuật số tại Việt Nam và khuyến khích hành vi người tiêu dùng ưu tiên kỹ thuật số. Do đó, ngày càng có nhiều người dùng xem xét các lựa chọn ảo, để áp ứng nhu cầu hàng ngày của mình”, CEO Grab Việt Nam - Nguyễn Thái Hải Vân, cho biết.

NHẬT SANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement