Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lập dự án “ma”, bán đất nền trên đất quy hoạch xây dựng Đại học Quốc gia TP.HCM

Bảo vệ người mua nhà

05/04/2019 07:25

Bãi đất trống là nơi nằm trong quy hoạch Đại học Quốc gia TP.HCM, đang đợi giải tỏa đền bù nhưng bị hai công ty địa ốc đem rao bán đất nền.

Ông Trần Quốc Hưng, Chủ tịch UBND phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM vừa ký văn bản số 57/TB-UBND, cảnh báo người dân về việc rao bán đất nền có dấu hiệu lừa đảo xảy ra trên địa bàn Tổ 5, Khu phố 6, phường Linh Trung.

  Bãi đất trống nằm trong quy hoạch Đại học Quốc gia TP.HCM bị hai doanh nghiệp phân lô bán nền.

Bãi đất trống nằm trong quy hoạch Đại học Quốc gia TP.HCM bị hai doanh nghiệp phân lô bán nền.

Thời gian qua, UBND phường Linh Trung nhận được thông tin về việc phân lô bán nền tại bãi đất trồng thuộc Tổ 5, Khu phố 6. Hai doanh nghiệp đứng ra phân phối các lô đất nền tại đây là Công ty Cổ phần Đầu tư Angle Lina (trụ sở số 22B Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao, quận 1) và Công ty Bất động sản Hoàng Ân Group (số 254 Linh Trung, phường Linh Trung, quận Thủ Đức). 

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND phường Linh Trung, vị trí bãi đất trồng nói trên là khu đất nằm trong quy hoạch Đại học Quốc gia TP.HCM, đang đợi thực hiện các chính sách giải tỏa đền bù. 

“Nhận thấy sự việc có dấu hiệu lừa đảo, nay UBND phường thông báo đến nhân dân sống trên địa bàn phường và các khu vực lân cận được biết để tránh bị kẻ xấu lừa đảo, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn”, ông Hưng cảnh báo. 

Đại học Quốc gia TP.HCM bắt đầu xây dựng mô hình Khu đô thị đại học hiện đại đầu tiên của cả nước với diện tích gần 644ha ở quận Thủ Đức của TP.HCM và huyện Dĩ An thuộc tỉnh Bình Dương vào đầu năm 2002.

Hiện tại, việc bồi thường giải phóng mặt bằng mới thực hiện được 465ha, đạt tỉ lệ 72,3%. Có hai khu tái định cư cho người dân đang sinh sống trong Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM khi bị giải tỏa.

Thứ nhất là khu tái định cư 33,6ha tại phường Bình An, thị xã Dĩ An của tỉnh Bình Dương với 1.042 nền đất nhưng mới thi công được 70% khối lượng và bàn giao được 322 nền. Dự kiến vào tháng 6/2018 sẽ hoàn thành và bàn giao nền đất, đủ phục vụ cho người dân đang cư ngụ tại tỉnh Bình Dương thuộc Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM chuyển đến nơi ở mới.

Còn khu tái định cư 6,8ha ở phường Linh Xuân quận Thủ Đức có 334 nền đất đã thi công hoàn chỉnh vào năm 2015, phục vụ nhu cầu tái định cư của một số người dân đang sinh sống tại phường Linh Xuân, quận Thủ Đức thuộc Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM.

Việc chậm giải tỏa đền bù khiến cò đất lập dự án ma, bán đất nền trên đất quy hoạch xây Đại học Quốc gia TP.HCM.
Việc chậm giải tỏa đền bù khiến cò đất lập dự án ma, bán đất nền trên đất quy hoạch xây Đại học Quốc gia TP.HCM.

Hiện tại, Đại học Quốc gia TP.HCM có diện tích sàn xây dựng đạt 831.726m2. Tổng số đường nội bộ đã hoàn thành là 19km, chiếm 78% chiều dài đường nội bộ so với quy hoạch. Hoàn thành 60% khối lượng đường cấp nước sinh hoạt.

Theo kế hoạch, Đại học Quốc gia TP.HCM phấn đấu đến hết năm 2018 sẽ hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng bàn giao đất sạch cho các đơn vị để hoàn thiện dự án khu đô thị đại học này. Tuy nhiên, hiện nay công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đang gặp rất nhiều khó khăn vướng mắc.

“Kinh phí đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách Nhà nước đã bố trí cho dự án xây dựng Khu đô thị Đại học Quốc gia TP.HCM đến 2017 là hơn 4.860 tỉ đồng. Trong đó, kinh phí đã sử dụng cho công tác bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư là 1.631,5 tỉ đồng, chiếm 33,57%”, PGS. TS Huỳnh Thành Đạt, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM nói.

Ông Đạt cho biết thêm, dù Đại học Quốc gia TP.HCM và tỉnh Bình Dương, UBND TP.HCM đã có rất nhiều cố gắng nhưng đến nay việc bồi thường giải phóng mặt bằng kéo dài, gây rất nhiều khó khăn cho sự phát triển của Khu đô thị đại học.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, kinh phí để bồi thường giải phóng mặt bằng là nguồn ngân sách Nhà nước nên vốn cấp cho công tác này chưa theo kịp yêu cầu. Do đó, TP.HCM và Bình Dương không thể chủ động trong việc chi trả bồi thường giải phóng mặt bằng. Việc kêu gọi đầu tư hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả.

TRÀ GIANG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement