06/03/2017 03:48
Lão nông kiếm hơn triệu "đô" mỗi năm nhờ trại chuối hàng trăm ha
Ở thời điểm mà người trồng chuối phải cầu cứu người tiêu dùng trong nước thì chuối tại trang trại 110 ha này thu đến đâu xuất khẩu hết đến đó, doanh thu mỗi năm hơn 1 triệu USD.
Khu trại rộng đến 240ha tại xã Hiệp Hòa, huyện Đức Hòa tỉnh Long An, vùng đất giáp biên giới Campuchia. Chủ trại là ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH An Huy Long An, những trái chuối mang thương hiệu chuối Fohla (viết tắt của Fruit of Huy Long An - trái cây của Huy Long An) của ông Huy đã có mặt trong các siêu thị lớn tại Việt Nam như Eon, BigC, Satra... hay xuất khẩu và bán lẻ tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Đông… với
Theo chia sẻ của ông Huy, từ nửa cuối năm 2015 ông bắt đầu chào sản phẩm vào thị trường Nhật Bản, các nhà nhập khẩu nước này đến tận trang trại của ông lấy mẫu chuối, đất, nước… đưa về Nhật. Không lâu sau đó, họ gửi sang bản kết quả kiểm nghiệm với hơn 200 chỉ tiêu, hầu hết trong đó là các chỉ tiêu về kim loại nặng, hóa chất, chất bảo vệ thực vật tồn dư…, những chỉ tiêu này đều đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm của Nhật.
Nhiều nhà nhập khẩu chuối của Nhật ngay lập tức đồng ý nhập chuối của Huy Long An, sau đó các nhà nhập khẩu từ Hàn Quốc, Singgapore, Trung Quốc… sang tận trại đặt mua chuối của ông. Tại thị trường Trung Quốc, chuối Fohla có mặt ở phân khúc cao cấp. Các nhà nhập khẩu đều đánh giá, Fohla có độ dẻo và thơm ngon hơn hẳn một số sản phẩm có mặt trên thị trường quốc tế.
Toàn bộ khu trại có diện tích lên đến 240ha (trong đó 110ha dùng để trồng chuối, số còn lại trồng các loại cây trái như xoài, mít, sầu riêng…) này được vận hành theo quy trình khép kín.
Mỗi ha chuối chỉ có khoảng 2 công nhân làm công việc chăm sóc, tỉa lá, bón phân và thu hoạch. Hệ thống tưới tự động bằng đường ống được chủ trại thiết kể đến từng gốc chuối, đảm bảo các các cây chuối được phát triển đồng đều Để tưới chuối, chiều dài hệ thống tưới này ước đoán lên đến 50km.
Ông Huy dùng lượng thức ăn dồi dào này cùng với nguồn rơm rạ phục vụ quy trình vỗ béo hơn 4.000 con trâu, bò nhập khẩu từ Úc. Thân chuối được thái nhỏ, ủ chua hay trộn với các loại cám công nghiệp, rỉ mật mía… trở thành nguồn thực phẩm lý tưởng cho gia súc.
Ông Huy đầu tư khu nhà xưởng rộng hàng ngàn m2 làm nơi ủ phân bò theo công nghệ vi sinh để tạo ra nguồn phân hữu cơ.
“Một doanh nghiệp chuyên về phân hữu cơ của Nhật Bản đến trại chào hàng, sau khi tham quan đã phải từ bỏ ý định vì nguồn phân bón này quá hoàn hảo…”, ông Huy nói.
Phân tích về việc tồn đọng chuối khiến người nông dân tại Đồng Nai phải đổ bỏ cho gia súc ăn, ông Huy cho rằng, nhiều người trồng chưa có thói quen tìm hiểu thị trường trước khi giao trồng, trồng sản phẩm với tiêu chuẩn thấp, phụ thuộc vào thương lái…
Trước đây Trung Quốc thường ảnh hưởng mùa đông giá rét, nguồn cung chuối giảm sút mạnh trong dịp này nên nước này phải nhập khẩu chuối từ Việt Nam, Philippines… nhưng hiện nhiều vùng nông nghiệp của Trung Quốc sản xuất theo công nghệ nhà kính nên khắc phục được những nhược điểm do thời tiết, không bị sụt giảm nguồn cung.
Muốn không bị rơi vào thế thụ động khi xuất khẩu chuối hay các loại trái cây khác vào thị trường Trung Quốc ông Huy cho rằng, người trồng nên nghiên cứu mùa vụ, căn làm sao khi thu hoạch không trùng với thời điểm mùa thu hoạch tại Trung Quốc vì nước này cũng có diện tích trồng chuối khổng lồ.
Đồng thời phải có hợp đồng mua bán rõ ràng, không nên quá phụ thuộc vào thương lái. Điều quan trọng hướng đến việc canh tác theo tiêu chuẩn chất lượng cao để có thể xuất khẩu được vào mọi thị trường chứ không chỉ riêng thị trường Trung Quốc.
Mục tiêu của Huy Long An trong năm 2017 sẽ đạt 7.000 tấn chuối và 70% được tiêu thụ tại Nhật Bản thay vì chỉ 40% như hiện nay. Hiện đã có nhà nhập khẩu chuối lớn thứ 2 Nhật Bản ngỏ ý bỏ ra khoảng 4 triệu USD mỗi năm để nhập khẩu chuối Fohla”, ông Huy chia sẻ.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp