Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Làn sóng vỡ nợ của doanh nghiệp Trung Quốc đe dọa nền kinh tế toàn cầu

Vĩ mô

17/12/2019 15:48

Theo nhà kinh tế trưởng của Moody's, nợ của doanh nghiệp Trung Quốc đang ngày càng phình to, và nó có nguy cơ đe dọa nền kinh tế toàn cầu.

Đe dọa kinh tế toàn cầu

Từ đầu tháng 11, ít nhất 15 vụ vỡ nợ đã diễn ra, nâng tổng quy mô vỡ nợ năm nay lên 120,4 tỷ nhân dân tệ (17,1 tỷ USD).

Con số này đã gần bằng kỷ lục năm ngoái - 121,9 tỷ nhân dân tệ. Dù số vụ vỡ nợ chỉ chiếm phần nhỏ trong thị trường trái phiếu doanh nghiệp nội địa 4.400 tỷ USD của Trung Quốc, nó cũng làm dấy lên lo ngại tác động lan tràn khi nhà đầu tư khó đánh giá công ty nào sẽ được Bắc Kinh hỗ trợ.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang phải đi trên dây. Họ muốn thu hồi khoản bảo lãnh ngầm từ lâu đã bóp méo thị trường nợ nước này, mà không kéo tụt nền kinh tế vốn đang chịu tác động từ chiến tranh thương mại và tăng trưởng toàn cầu chậm lại. "Giới chức cảm thấy khó khăn khi phải cứu tất cả công ty", Wang Ying - nhà phân tích tại Fitch Ratings cho biết.

Theo nhà kinh tế trưởng của Moody's, ông Mark Zandi cho biết, nợ doanh nghiệp của Trung Quốc đang gây ra một rủi ro trên toàn cầu, nó đe dọa đến nền kinh tế thế giới, và mức nợ đang tăng với tốc độ chóng mặt.

Làn sóng vỡ nợ của doanh nghiệp Trung Quốc đe dọa nền kinh tế toàn cầu

Zandi giải thích rằng nhiều công ty đang vật lộn để đối phó với sự tăng trưởng chậm lại xuất phát từ cuộc chiến thương mại và các yếu tố khác.

"Tại Mỹ, cũng từng xuất hiện loại hình tương tự nhưng với mức độ nhẹ hơn, được gọi là cho vay có đòn bẩy, túc là cho vay các công ty đang mắc nợ cao, và họ dễ bị tổn thương nếu nền kinh tế chậm lại".

Cuộc chiến thương mại đang đặt ra những nỗ lực nhằm giảm bớt mức nợ khổng lồ khi Trung Quốc tìm cách thúc đẩy nền kinh tế đang chậm lại, vốn bị áp thuế bởi Mỹ đối với hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Trung Quốc đã sử dụng biện pháp kích thích tăng trưởng nhiều hơn trong năm nay.

Kể từ tháng 7/2018, thanh khoản đã được bơm vào thị trường tài chính thông qua các biện pháp như cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay bơm tiền mặt cho các ngân hàng, yêu cầu họ giải ngân nhiều hơn cho các doanh nghiệp nhỏ.

Trong nỗ lực giải quyết các cú sốc thanh khoản sau vụ tiếp quản ngân hàng Baoshang, giới chức đã hối thúc các ngân hàng lớn và công ty môi giới hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng nhỏ - nhóm mua nhiều trái phiếu doanh nghiệp. Thách thức ở đây là phải có những chính sách theo hướng thị trường để giải quyết vấn đề nợ doanh nghiệp mà không khắc sâu thêm ấn tượng nhà nước sẽ giải cứu hệ thống tài chính trong mọi trường hợp.

Nợ doanh nghiệp ngày càng lớn

Năm nay, sự lo lắng về khối nợ tại Trung Quốc đã lan ra hàng loạt ngành công nghiệp, từ bất động sản, thép đến phần mềm và năng lượng mới. Số doanh nghiệp phải chật vật trả nợ cũng mở rộng từ công ty tư nhân, công ty nhà nước đến mảng kinh doanh của các trường đại học.

Tổng cộng kể từ đầu năm đến ngày 9/12 vừa qua đã có 148 vụ vỡ nợ trái phiếu nội địa, vượt qua con số kỷ lục 120 của năm 2018. Tổng giá trị các khoản nợ không được hoàn trả đúng hạn là 126 tỷ nhân dân tệ (tương đương 17,9 tỷ USD), trong khi năm 2018 là 122 tỷ nhân dân tệ - cũng là con số kỷ lục và cao hơn gấp 4 so với năm 2017.

Làn sóng vỡ nợ của doanh nghiệp Trung Quốc đe dọa nền kinh tế toàn cầu

Trong đó nợ của khu vực tư nhân chiếm hơn 80% số vụ vỡ nợ của năm nay. Moody’s dự báo trong năm 2020 sẽ thêm 40 – 50 công ty vỡ nợ lần đầu, so với con số 25 kể từ đầu năm đến nay.

Trong một báo cáo tuần trước, Fitch cho biết tỷ lệ vỡ nợ trái phiếu của các công ty tư nhân Trung Quốc đã lên kỷ lục 4,5% trong 10 tháng đầu năm. Con số này có thể còn cao hơn nữa, do nhiều công ty thỏa thuận riêng với trái chủ, thay vì qua các trung tâm thanh toán bù trừ. Trong khi đó, tỷ lệ vỡ nợ với các công ty quốc doanh chỉ là 0,2%, nhờ hỗ trợ tài chính từ chính phủ và khả năng tiếp cận vốn ngân hàng tốt hơn.

Từ năm ngoái, khi khối nợ doanh nghiệp lên kỷ lục 165% GDP, giới chức Trung Quốc đã thoải mái hơn với việc để các công ty vỡ nợ, nhằm tăng sức ép tuân thủ quy định với cả tổ chức phát hành và nhà đầu tư.

"Vỡ nợ tăng lên là một phần tất yếu trong chu kỳ của thị trường tín dụng", Anne Zhang - Giám đốc Công cụ trả lãi cố định châu Á tại JPMorgan Private Bank cho biết, "Trong dài hạn, điều này có lợi trong việc giúp thị trường hình thành cơ chế định giá rủi ro", Anne Zhang nói thêm.

Dù vậy, nhà đầu tư sẽ tránh được nhiều thiệt hại hơn nếu giới chức cải thiện tính minh bạch trong quá trình quản lý vỡ nợ, Cindy Huang - nhà phân tích tại S&P Global Ratings cho biết. "Đến nay, cả việc vỡ nợ và hồi phục đều không đoán trước được. Việc này sẽ làm giảm niềm tin của nhà đầu tư và suy yếu thị trường tín dụng Trung Quốc", Huang kết luận.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement