Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Làm thế nào trạm xăng có thể trữ đủ nhiên liệu phục vụ hàng ngàn ô tô mỗi ngày?

Hỏi đáp

20/03/2021 22:29

Có nhiều yếu tố hỗ trợ cho trạm xăng từ các bể chứa đến xe tiếp nhiên liệu, hay thậm chí là cả hệ thống cảnh báo.

Một trạm xăng tại một thành phố đô thị sầm uất có thể phục vụ cho hàng trăm chiếc xe ô tô mỗi ngày. Từ những chiếc xe ô tô cỡ nhỏ đến những chiếc xe tải cồng kềnh, các trạm xăng đều sẽ "thỏa mãn" cơn khát nhiên liệu bất kể đó là loại phương tiện nào. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ đặt ra câu hỏi: một trụ bơm nhỏ như vậy thì chứa được bao nhiêu lít dầu?

Một câu hỏi khá đơn giản, nhưng có thể nhiều trẻ em (và đôi khi có cả người lớn nữa) vẫn nghĩ rằng những trụ bơm nhiên liệu đó thực sự tích trữ dầu bên trong và làm đầy thùng nhiên liệu của xe thông qua vòi bơm.

Tuy nhiên, đó không phải là cách mà nó hoạt động.

Trạm xăng dầu lưu trữ nhiên liệu như thế nào?

Xăng được bán tại các trạm xăng không được tích trữ trong các máy bơm phân phối, thay vào đó, nó được lưu trữ trong các bể nhiên liệu lớn được chôn sâu dưới đất hoặc đôi khi được đặt trên mặt đất.

Một thùng chứa nhiên liệu lộ thiên. Ảnh: Slay/Shutterstock.

Những bồn chứa này có sức chứa đến một nghìn lít nhiên liệu. Một trạm thường có ít nhất một vài bồn chứa như vậy nằm bên dưới hoặc trong khu vực đất của họ. Trạm xăng càng lớn thì càng có nhiều bồn chứa như vậy.

Tuy nhiên, những thùng nhiên liệu này thường được đặt dưới lòng đất và ô tô được đổ đầy xăng thì nằm ở bên trên. Vậy, bằng cách nào mà nhiên liệu có thể đi ngược lên trên, chống lại lực hấp dẫn, từ đó được dẫn truyền vào vòi bơm?

Làm thế nào để nhiên liệu đi từ bể chứa đến vòi bơm?

Khiến cho nhiên liệu trữ trong các bể chứa ngầm chảy vào máy bơm nhiên liệu cũng giống như việc buộc một thác nước chảy ngược dòng vậy - đúng nghĩa là từ dưới lên trên. Khả năng thách thức trọng lực này có được là nhờ vào hai loại máy bơm chính.

Máy bơm chìm: Máy bơm chìm, như cái tên của nó, được lắp đặt bên dưới phần mặt của nhiên liệu trong bể chứa. Sẽ có một thiết bị, giống như cách quạt của những con tàu, xoay vòng luân phiên và vận chuyển nhiên liệu đi ngược lên trên.

Máy bơm hút: Máy bơm hút vận chuyển nhiên liệu từ thùng chứa đến vòi bơm theo nguyên tắc chênh lệch áp suất. Nói một cách đơn giản, máy bơm hút giúp tạo ra một vùng áp suất không khí thấp theo hướng của trụ bơm, vùng chân không này "hút" nhiên liệu và khiến nó chảy về hướng bộ phận phân phối là vòi bơm, chống lại lực hấp dẫn.

Bạn không thể nhìn thấy hai loại máy bơm này vì chúng nằm dưới lòng đất, nhưng chính những máy bơm này sẽ đưa nhiên liệu ra khỏi bồn chứa và đi về phía nơi phân phối, đích đến là thùng nhiên liệu của ô tô.

Làm thế nào mà một trạm xăng có thể phục vụ nhiều xe như vậy mỗi ngày?

Như đã đề cập trước đó, một trạm xăng thuộc đô thị lớn có thể phục vụ cho hàng nghìn xe ô tô trong một ngày. Tuy nhiên, nếu bạn đã từng để ý kỹ một trạm xăng, bạn có thể nhận ra rằng các xe chở nhiên liệu đến đó dường như không đủ lớn để mang nhiều dung tích đến như vậy.

Nói cách khác, làm thế nào một trạm xăng phục vụ hàng nghìn chiếc xe mỗi ngày khi mà các bồn chứa của nó chỉ được tiếp nhiên liệu bằng những chiếc xe vận tải tương đối "bé" như vậy?

Thứ nhất, thật ra xe chở nhiên liệu không hề nhỏ. Một chiếc xe chở xăng thông thường chứa được từ 10.000 đến 40.000 lít nhiên liệu. Thêm nữa, hầu như luôn có nhiều xe vận chuyển được giao nhiệm vụ bổ sung bồn chứa của một trạm xăng nhất định.

Giả sử một trạm xăng "đắt sô", bán gần 40.000 lít xăng vào các ngày trong tuần và 20.000 lít vào cuối tuần. Các bồn chứa nhiên liệu của một trạm xăng có yêu cầu cao như vậy sẽ được 3-4 xe bồn tiếp nhiên liệu mỗi ngày (hoặc ít hơn, tùy thuộc vào nhu cầu).

Ngoài ra, còn có những hệ thống được thiết lập bên trong các trạm xăng, thông báo cho bên cung cấp khi họ cần giao một lượng nhiên liệu mới. Bằng cách này, các trạm xăng không bao giờ lo bị hết nhiên liệu và có thể phục vụ hàng ngàn lượt xe ngày này qua ngày khác.

Vì vậy, không chỉ các bể chứa khổng lồ dưới lòng đất chứa nhiều nhiên liệu đến vậy, mà còn có một hệ thống bảo dưỡng, theo dõi và bổ sung thường xuyên, nghiêm ngặt giúp ngành công nghiệp vận tải luôn đầy đủ năng lượng và sẵn sàng hoạt động mọi thời điểm.

iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement