26/08/2017 06:20
Làm thế nào để trẻ không khóc đêm?
Trong việc chăm lo trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh có biết bao nhiêu sự thắc mắc, vậy trong việc chăm sóc trẻ nhỏ, làm thế nào để trẻ không khóc đêm?
Khóc đêm (Khóc dạ đề) là gì?
Hiện tượng khóc đêm thường xảy ra ở trẻ dưới 6 tháng tuổi do tăng nhu động ruột. Bình thường nhu động ruột điều hòa không đau, nhưng đột nhiên vì một yếu tố nào đó làm nhu động ruột tăng lên, không đều, gây đau bụng dữ dội làm cho trẻ khóc, hết cơn thì thôi.
Thời gian khóc thường kéo dài từ 5 phút đến 30 phút và có thể lặp lại hằng đêm, ban ngày trẻ vẫn ăn và ngủ tốt. Cơn khóc có thể rất dữ dội nhưng không nguy hiểm. Khi trẻ hơn 6 tháng tuổi, nhu động ruột hoàn chỉnh, trẻ sẽ trở lại bình thường.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng khóc đêm ở trẻ?
Trẻ bú chưa hết một bên đã bị chuyểnsangbên kia
Trẻ càng bú lâu một bên vú thì hàm lượng chất béo trong sữa càng tăng. Nếu người mẹ tự ý chuyển cho trẻ bú sang bên kia (trước khi bé bú hết một bên), trẻ sẽ nhận được lượng chất béo ít hơn. Ít chất béo thì ít calo, do đó trẻ nhanh chóng bị đói, và phải bú thường xuyên hơn.
Hậu quả là trẻ phải nhận vào một lượng lớn đường lactose trong sữa mẹ. Do protein (có chức năng tiêu hoá đường lactose) không đủ để chuyển hoá tất cả lượng đường này trong một lúc, trẻ sẽ có triệu chứng không hấp thụ được đường lactose như: khóc, đi ngoài phân xanh, lỏng, có nhiều bọt khí…
Sữa mẹchảy quá nhanh hoặc quá chậm
Một đứa trẻ bú quá nhanh và quá nhiều sữa một lúc có thể sẽ dễ trở nên cáu kỉnh và quấy khóc. Đây cũng được coi là một dạng khóc dạ đề, thể hiện sau khi bú được vài giây hoặc vài phút, trẻ bắt đầu ho, cảm thấy ngột ngạt và gặp khó khăn khi bú.
Vì vậy, những đứa trẻ này muốn ngừng bú, rồi bú trở lại; hiện tượng này lặp đi lặp lại nhiều lần do chúng không thích sữa chảy nhanh, nhưng lại nóng ruột khi sữa chảy chậm. Trong một vài trường
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ khóc dạ đề như thế nào
Theo y học hiện đại, không có một phương pháp nhất định nào để làm dịu cơn khóc dạ đề. Điều quan trọng nhất là khi dỗ bé các mẹ luôn giữ bình tĩnh và thoải mái.
Nếu trẻ khóc, bạn cần phải biết chắc rằng trẻ không bị đói. Nên giữ trong phòng thoáng đãng và yên tĩnh để trẻ được nghỉ ngơi.
Để trẻ ngưng khóc các mẹ có thể làm một số cách sau:
Sử dụng bình sữa mà giữ cho trẻ không nuốt không khí quá nhiều
Cho trẻ ngồi khi bú
Ẵm trẻ trên tay, địu trẻ hoặc mang trẻ ở phía trước
Cho trẻ vào xe đẩy
Cho trẻ tắm nước ấm
Đặt trẻ vào trong nôi đung đưa
Bọc khăn giữ ấm cho trẻ
Massage bụng cho trẻ
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các bạn nhé!
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp