Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Làm thế nào để hạn chế trẻ em "dán mắt" vào màn hình máy tính bảng: Quy tắc cân bằng (bài 1)

Sức khỏe

10/09/2018 17:29

Có những cách hiệu quả nhằm hạn chế trẻ em nghiện chơi máy tính bảng hơn những trò chơi thông thường. Đây là những gợi ý của New York Times.

Không ai quan tâm đến hạnh phúc và thành công của con cái hơn chính cha mẹ.

Nhưng trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số, nhiều gia đình bị cuốn theo và thay đổi thói quen sinh hoạt. Thay vì quan tâm tới nhau ngoài đời thực, mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, dành thời gian ngày càng nhiều cho thiết bị cầm tay thông minh. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy giảm về thể chất và trí tuệ, lệch lạc về nhân cách.

Bối cảnh này đặt ra yêu cầu các bậc cha mẹ phải hướng dẫn trẻ em ứng xử đúng đắn không chỉ trong thế giới thực, mà cả với thế giới ảo. Thay vì ngăn cấm (trên thực tế là không hiệu quả), bạn có thể dạy cho con sử dụng công nghệ một cách lành mạnh, qua đó hình thành các kỹ năng và thói quen để trở thành công dân kỹ thuật số thành công.

Ngày nay trẻ em từ 2 tuổi dường như có thể hiểu chiếc iPad tốt hơn cả một số người lớn. Đến tuổi thiếu niên, các em cần một số (nhưng không quá nhiều) sự tự do, riêng tư. New York Times chia sẻ những gợi ý thiết thực và khoa học, giúp bạn thực hiện điều này tuỳ theo từng lứa tuổi của trẻ em.   

Có 3 mẹo hàng đầu bạn cần nhớ. Đây là vài hướng dẫn nuôi dạy con, qua đó giúp bạn thiết lập các nguyên tắc cơ bản và duy trì sự hài hòa khi sử dụng thiết bị công nghệ tại nhà.

Làm thế nào để hạn chế trẻ em

1. Mục tiêu cân bằng

Tiếp cận theo cách phù hợp

Rõ ràng công nghệ số đã tràn ngập mọi ngóc ngách nhà bạn. Cả thế giới đang trở nên rất gần và chỉ được điều khiển bằng kỹ thuật số.

Về mặt tích cực, đó là điều tốt. Công nghệ có thể được trao cho trẻ em ở mọi lứa tuổi, với các công cụ giúp trẻ học hỏi theo cách thú vị và hấp dẫn, thể hiện sự sáng tạo của chúng và giữ liên lạc với người khác. Trẻ em hiểu biết về công nghệ sẽ được chuẩn bị tốt hơn cho tương lai, khi nền kinh tế tri thức cần một lực lượng lao động chủ yếu có kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật số. 

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ cũng không khỏi lo lắng về việc con cái truy cập nội dung trực tuyến không phù hợp, tác động đến việc phát triển lành mạnh của con cái khi dành quá nhiều thời gian cho màn hình và trở nên bị lệ thuộc vào công nghệ.

Trong hầu hết các tình huống, một cách tiếp cận cân bằng cho những thách thức mới này sẽ chứng minh hiệu quả tốt nhất. "Bước quan trọng nhất là thiết lập một mối quan hệ cân bằng hoặc bền vững với công nghệ", nhà tâm lý học xã hội Adam Alter, cho hiết. Theo ông, cha mẹ có thể xem việc cân bằng này tương tự mục tiêu thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh cho trẻ.

Dr. Alter giải thích, trẻ sẽ hiểu khái niệm cân bằng qua trực giác. Chúng biết rằng ăn nhiều món như thực phẩm lành mạnh, bánh kẹo và món tráng miệng là điều quan trọng đối với cơ thể. Trẻ nhỏ sẽ liên tưởng điều này cũng đúng khi chỉ dành quá nhiều thời gian cho “món” duy nhất là màn hình. Vì vậy, có thể thông qua chế độ ăn uống hàng ngày, giúp trẻ hiểu rằng vẫn có một thời gian dành cho màn hình, nhưng cũng có thời gian dành cho hoạt động thể chất và giao tiếp với những người thực trong đời thực.

Làm thế nào để hạn chế trẻ em

Có một số lưu ý khi thiết lập sự cân bằng:

Không có công thức duy nhất để thành công cho việc thiết lập sự cân bằng trong cuộc sống của trẻ. Nhưng bạn sẽ biết phải làm thế nào khi quan sát thực tế gia đình của mình. Sự cân bằng cho gia đình bạn khác với với hàng xóm, bởi vì mỗi gia đình có cách nuôi dạy con cái và các giá trị khác nhau. Nói chung, nếu cả gia đình có thể tận hưởng những lợi ích của công nghệ, trong khi không cảm thấy nhiều tác hại đe doạ và bạn cảm thấy tự tin về cách con bạn sử dụng công nghệ, đó là lúc bạn đã tìm thấy sự cân bằng.

Tuy nhiên, vẫn có vài điểm mấu chốt cần lưu ý. Trước hết, bạn cần theo dõi các dấu hiệu cảnh báo về việc sử dụng công nghệ không lành mạnh của trẻ nhỏ, qua đó thiết lập sự cân bằng.

Nhà tâm lý học Jon Lasser, khuyên cha mẹ nên lưu ý khi:

- Trẻ em phàn nàn rằng chúng chán hoặc không vui khi không có thiết bị công nghệ.

- Tỏ ra nhạy cảm hoặc phản kháng khi bạn đặt ra giới hạn thời gian sử dụng màn hình.

Thời gian nhìn vào màn hình sẽ ảnh hưởng tiêu cực từ giấc ngủ đến việc học hỏi và giao tiếp mặt đối mặt ngoài đời thực của trẻ.

Khi con của bạn phát triển, chúng sẽ tham gia vào công nghệ. Ngoài ra, thật khó để dự đoán thế giới số sẽ như thế nào chỉ trong vài năm tới. Do vậy, quan niệm của bạn về sử dụng công nghệ thế nào là lành mạnh và không lành mạnh sẽ cần cập nhật thường xuyên, qua đó mới có thể xác định việc thiết lập sự cân bằng phù hợp. Thời gian thú vị đang ở phía trước!

Làm thế nào để hạn chế trẻ em

Mẹo đánh giá chất lượng các tương tác kỹ thuật số của trẻ:

Sau khi tìm ra công thức giúp trẻ cân bằng giữa sử dụng công nghệ và cuộc sống phù hợp với gia đình, bạn cần thường xuyên đánh giá chất lượng các tương tác kỹ thuật số của con cái theo những tiêu chí sau:

- Bọn trẻ có truy cập nội dung phù hợp với lứa tuổi hay không?

- Các ứng dụng có tương tác và kích thích tư duy của trẻ hơn là thụ động không?

- Trở lại với sự cân bằng qua trực giác, giải thích cho trẻ biết: không phải thời gian dành cho tất cả loại nội dung xuất hiện trên màn hình đều như nhau. Tương tự như dùng thực phẩm, 100 calo từ một chiếc bánh rán không giống như 100 calo từ một món salad và 1 giờ xem video trên YouTube không giống như 1 giờ dành cho chương trình nghệ thuật trên trang này.

- Chú ý thực hiện các cài đặt bảo mật cho tài khoản truyền thông xã hội và các tài khoản trực tuyến khác của trẻ ở tuổi cắp sách đến trường. Chúng được thiết lập nhằm hạn chế những gì người lạ có thể nhìn thấy và ai có thể liên lạc với con của bạn. 

- Vẫn đặt giới hạn thời gian sử dụng màn hình để cân bằng các hoạt động trực tuyến và ngoại tuyến cho trẻ. Việc đặt giới hạn thời gian sử dụng màn hình là nhằm mục đích tiết kiệm thời gian cho các hoạt động trong đời thực của các thành viên trong gia đình.

Trong khi cuộc tranh luận về số giờ chính xác trẻ em có thể dành cho việc “dán mắt” trên màn hình mà không bị ảnh hưởng tiêu cực chưa có kết quả, bạn có thể phác thảo kế hoạch cho khoảng thời gian không có kỹ thuật số, chẳng hạn như trong bữa ăn tối, trong xe hơi hoặc vào thời gian trẻ tự học.

Làm thế nào để hạn chế trẻ em

2. Người lớn hãy là tấm gương

Sức hút khó có thể cưỡng lại của công nghệ khiến không ít bậc cha mẹ cũng bị lệ thuộc như trẻ em.

Khi người lớn thường xuyên kiểm tra điện thoại trong lúc làm việc nhà, lướt Internet trên máy tính xách tay, xem các chương trình yêu thích online... bất cứ khi nào trẻ thấy, chúng sẽ muốn được như vậy. Trẻ em có khả năng không chỉ sao chép hành vi của người lớn, chúng còn cảm thấy cần phải cạnh tranh với các thiết bị số để được cha mẹ quan tâm hơn. Gần một nửa phụ huynh trong một nghiên cứu cho biết, việc sử dụng thiết bị công nghệ xen vào các tương tác giữa họ với con cái diễn ra ít nhất 3 lần trong một ngày.

Các hãng Google và Apple đang bắt đầu giải quyết mối lo ngại ngày càng tăng về công nghệ tiếp nhận cuộc sống của chúng ta bằng cách thêm các tính năng mới vào hệ điều hành trên điện thoại, như giới hạn thời gian cho các ứng dụng cụ thể (cho Android) và thống kê về thời gian sử dụng thiết bị (cho iOS). Mặc dù các công cụ kỹ thuật số có thể giúp chúng ta hạn chế việc sử dụng tiện ích quá mức, nhưng thực hành và thể hiện việc sử dụng công nghệ một cách có ý thức sẽ là cách tốt nhất để dạy trẻ em kỹ năng quan trọng của việc tắt máy.

Bạn hãy đặt ranh giới cho thời gian làm việc và thời gian dành cho gia đình. Dưới đây là một vài trường hợp thể hiện sự cương quyết không sử dụng thiết bị, bao gồm:

- Khi đưa hoặc đón con ở trường, vì đây là thời gian chuyển tiếp môi trường học đường và gia đình cho trẻ.

- Sau khi trở về nhà từ nơi làm việc, vì đó là thời gian để bạn kết nối lại với các thành viên gia đình của mình.

- Trong bữa ăn, kể cả khi ăn tối hay ăn ở quán.

- Trong các chuyến đi chơi, như các chuyến đi đến công viên hoặc vườn thú, hoặc các kỳ nghỉ, vì trọng tâm của khoảng thời gian này là dành cho gia đình.

- Biết chính xác lúc nào bạn thực sự bận rộn vì công việc cần phải sử dụng thiết bị số và kết nối không gian mạng, còn khi nào thì không. Thông thường, nhiều người có cảm giác như có công việc đòi hỏi phải thực hiện cuộc gọi, trả lời tin nhắn hoặc kiểm tra email. Tuy nhiên, lắm khi chẳng có gì cấp bách và bạn có thể đợi cho đến khi kết thúc khoảng thời gian chơi đùa với con cái mà vẫn không ảnh hưởng gì.

- Hướng con cái sử dụng phương tiện truyền thông theo cách bạn mong muốn. Chẳng hạn, thực hiện theo các quy tắc thông thường với thiết bị công nghệ, như không bao giờ nhắn tin trong khi lái xe, tránh “ôm máy” để liên tục lướt mạng xã hội trước mặt trẻ.

- Thay vì rao giảng "làm như tôi nói, không phải những gì tôi làm", bạn sẽ dễ dàng thuyết phục trẻ nhỏ thông qua chính sự thực hành của người lớn. Qua đó, có thể giúp trẻ mô phỏng và hình thành những thói quen mà bạn muốn có ở con của mình. Bạn phải cho trẻ em thấy rằng, có những lúc cần sử dụng công nghệ, nhưng cũng có những khoảng thời gian là  dành cho thế giới thực.

Làm thế nào để hạn chế trẻ em

3. Đặt quy tắc cho gia đình

Gia đình của bạn có thể cùng nhau thảo luận về các quyết định quan trọng hàng ngày, chẳng hạn như người chịu trách nhiệm thực hiện các món ăn, nơi nên đi cho kỳ nghỉ tiếp theo... Tương tự, việc sử dụng công nghệ cũng nên thảo luận để có quy tắc chung.

Khi bạn cùng con cái thiết lập quy tắc nhằm giới hạn việc sử dụng công nghệ trong gia đình, Tiến sĩ Lasser cho hay, trẻ em có thể bắt đầu học được cách tự điều chỉnh và tự biết thời điểm màn hình thiết bị đang can thiệp quá nhiều vào cuộc đời chúng. Như một phần thưởng, trẻ em ít có khả năng vượt qua giới hạn nếu chúng có vai trò trong việc thiết lập chúng các giới hạn (quy tắc) đó. 

Hãy tham gia các trải nghiệm công nghệ cùng con cái. Chơi hoặc xem cùng với con bạn, điều này sẽ mang lại nhiều lợi ích. Bạn có thể kiểm tra nội dung trẻ truy cập, trong khi trẻ sẽ tìm hiểu và học hỏi thêm thông qua cách tương tác của cha mẹ và bạn sẽ gắn kết với con thông qua trải nghiệm được chia sẻ.

Nếu con cái tỏ vẻ thành thạo hơn bạn trong sự nhạy bén công nghệ, hãy để chúng dạy bạn. Điều này tạo cho trẻ em sự tự tin, đồng thời rất quan trọng trong việc giúp bạn theo kịp những trải nghiệm mới mà con đang có. Chẳng hạn, bạn hãy dành chút thời gian cùng khám phá thế giới trò chơi Minecraft đầy mê hoặc, hay các trò chơi khác… để qua đó vừa chia sẽ trải nghiệm, vừa hướng dẫn con tương tác với thế giới ảo.

Hãy điều chỉnh cách tiếp cận của bạn đối với trẻ nhỏ ở từng lứa tuổi. Cũng tương tự những khía cạnh khác trong việc nuôi dạy con cái, những gì phù hợp với đứa trẻ này sẽ không chắc là phù hợp với đứa trẻ khác. Cho nên việc thiết lập các quy tắc cân bằng giữa đời thực và thế giới ảo sẽ tùy thuộc vào lứa tuổi, tính cách và nhu cầu của trẻ.

Do vậy, các hướng dẫn trong bài này chỉ nên được xem như một “sườn” chung, mà dựa vào đó bạn có thể đưa ra quyết định riêng về việc hướng dẫn con trẻ sử dụng công nghệ một cách khôn ngoan.

Còn tiếp...

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement