Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Làm thế nào để hạn chế trẻ em "dán mắt" vào màn hình máy tính bảng: Mẹo áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi (bài 2)

Sức khỏe

11/09/2018 15:43

Có những cách hiệu quả nhằm hạn chế trẻ em nghiện chơi máy tính bảng hơn những trò chơi thông thường. Đây là những gợi ý của New York Times.

Không ai quan tâm đến hạnh phúc và thành công của con cái hơn chính cha mẹ.

Nhưng trong thời đại bùng nổ kỹ thuật số, nhiều gia đình bị cuốn theo và thay đổi thói quen sinh hoạt. Thay vì quan tâm tới nhau ngoài đời thực, mọi thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, dành thời gian ngày càng nhiều cho thiết bị cầm tay thông minh. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ trẻ bị suy giảm về thể chất và trí tuệ, lệch lạc về nhân cách.

Bối cảnh này đặt ra yêu cầu các bậc cha mẹ phải hướng dẫn trẻ em ứng xử đúng đắn không chỉ trong thế giới thực, mà cả với thế giới ảo. Thay vì ngăn cấm (trên thực tế là không hiệu quả), bạn có thể dạy cho con sử dụng công nghệ một cách lành mạnh, qua đó hình thành các kỹ năng và thói quen để  trở thành công dân kỹ thuật số thành công.

Ngày nay trẻ em từ 2 tuổi dường như có thể hiểu chiếc iPad tốt hơn cả một số người lớn. Đến tuổi thiếu niên, các em cần một số (nhưng không quá nhiều) sự tự do, riêng tư. New York Times chia sẻ những gợi ý thiết thực và khoa học, giúp bạn thực hiện điều này tuỳ theo từng lứa tuổi của trẻ em.

Làm thế nào để hạn chế trẻ em

Được tiếp xúc nhưng không quá nhiều

Lứa tuổi này rất giỏi trong việc “vọc” màn hình cảm ứng, nhưng bạn hãy giữ điện thoại và máy tính bảng càng xa càng tốt.

Có thể bạn bận và nghĩ cách đánh lạc hướng bé bằng cách cho chơi chiếc điện thoại thông minh. Quả thật, với vô số các ứng dụng và phim hoạt hình trên YouTube, các tiện ích luôn thu hút sự chú ý của trẻ, nên bạn không còn bị quấy rầy.

Tuy nhiên, vấn đề là bộ não của trẻ phát triển nhanh nhất trong ba năm đầu đời. Đây là giai đoạn quan trọng nhất cho phát triển kỹ năng ngôn ngữ, cảm xúc, xã hội và vận động của trẻ. Trải nghiệm thế giới thực với tất cả các giác quan và thông qua tương tác trực tiếp với những người khác rất có lợi đối với trẻ so với tương tác với một màn hình. Hình ảnh của một quả bóng, ngay cả khi nó bị bật lại kèm theo tiếng động trên máy, không phải là một trãi nghiệm phong phú như chơi với một quả bóng thật.

Bạn có thể cho trẻ lứa tuổi này làm quen với thiết bị công nghệ. Tuy nhiên, cần nhớ rằng đó chỉ là khoảng thời gian rất nhỏ. Phần lớn thời gian trong ngày của bé nên được dành cho những gì trẻ làm tốt nhất: tiếp nhận và hấp thụ mọi thứ xung quanh để phát triển bộ não.

Cuộc tranh luận về “thời lượng sử dụng màn hình bao lâu là quá nhiều” hiện vẫn chưa kết thúc. Trong năm 2016, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) đã điều chỉnh tăng thêm một ít thời gian không có màn hình cho trẻ em dưới 2 tuổi so với đề xuất trước đó. Theo đó, trẻ em từ 18 - 24 tháng tuổi chỉ nên “đụng” tới màn hình tối đa 1 giờ mỗi ngày.

Mẹo tìm sự cân bằng phù hợp cho trẻ

Hạn chế ở mức tối thiểu việc cho bé sử dụng thiết bị công nghệ. AAP khuyến nghị các bậc phụ huynh cho bé sử dụng cuộc gọi qua video, chẳng hạn như cuộc trò chuyện giữa cha mẹ hoặc người thân với bé khi đi du lịch xa. Các cuộc trò chuyện trực tiếp, ngay cả trên màn hình, có thể giúp trẻ sơ sinh phát triển các kỹ năng ngôn ngữ quan trọng.

Bỏ qua các video được quảng bá là có tính "giáo dục", giúp não bộ của trẻ phát triển… nhưng trên thực tế những sản phẩm này có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường và các vấn đề về giấc ngủ, hay sự chậm trễ trong việc học các kỹ năng cần thiết như từ vựng… của bé.

Làm thế nào để hạn chế trẻ em

Cha mẹ là những người luôn bận rộn với công việc. Tuy nhiên, khi không có chút thời gian chơi với con, bạn có thể cho bé chơi máy tính bảng, điện thoại với những trò chơi hoặc sách có nội dung giúp trẻ sử dụng tất cả các giác quan của mình. Bé có thể nói chuyện, đọc sách, hát hoặc chơi với những ứng dụng bổ ích này để nuôi dưỡng sự phát triển trí não.

Các ứng dụng tương tác hấp dẫn, phù hợp trong những trường hợp như vậy có rất nhiều, như âm nhạc hoặc những cuốn sách điện từ dạy trẻ em nhận ra chữ cái, số, màu sắc và hình dạng.

Thiết lập bảo vệ

Tiếp xúc nhiều với thiết bị công nghệ có thể nguy hiểm cho bé và ngay cả bậc cha mẹ. Cách bảo vệ tốt nhất là phòng ngừa: khóa thiết bị để trẻ em không thể vô tình mua hàng trong ứng dụng hoặc làm hỏng thiết bị.

Thiết lập kiểm soát của phụ huynh trên điện thoại hoặc máy tính bảng. Đối với Android, hãy sử dụng ứng dụng “Liên kết gia đình” để quản lý ứng dụng và đặt giới hạn thời gian sử dụng màn hình. Đối với iOS, hãy chuyển đến “Cài đặt” – “Chung” – “Hạn chế” để giới hạn ứng dụng và tính năng .

Khi con bạn đủ lớn để hiểu các chỉ dẫn cơ bản, hãy bắt đầu dạy cách chăm sóc các thiết bị này với các quy tắc như: "Không ăn hoặc uống xung quanh máy tính", "Đừng để iPad trên sàn nhà", "Đó là điện thoại, không phải là đồ chơi”.

Còn tiếp...

KHÔI NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement