Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Làm thế nào Chanel trở thành đế chế thời trang trị giá 10 tỷ USD dưới thời Karl Lagerfeld

Vàng - Ngoại tệ

20/02/2019 10:14

Từng ở bên bờ vực sụp đổ, Chanel đã hồi sinh thành một đế chế thời trang dưới bàn tay tài hoa của Karl Lagerfeld.

Karl Lagerfeld gia nhập Chanel vào năm 1983, sau khi biểu tượng thời trang Coco Chanel qua đời. Đó cũng là giai đoạn Chanel chông chênh nhất và còn bị tiên đoán là đang đứng trên bờ vực phá sản. Nhưng với bộ óc thiên tài lẫn kinh nghiệm gần 20 năm lăn lộn với Fendi, Chloé hay Jean Patou, Karl đã thổi nguồn sống vào Chanel, tái sinh cho thương hiệu già cỗi trở thành huyền thoại trong mắt các tín đồ.

Bằng việc mở rộng chuỗi cửa hàng, tới giữa những năm 1990, Chanel đang từ một gã lông bông bỗng thành ông hoàng của làng thời trang. Năm 1994, lợi nhuận của họ đạt gần 76 triệu USD, trở thành thương hiệu ăn nên làm ra nhất vào thời điểm đó.

Vào năm 2017, tổng doanh thu của Chanel còn đạt đến con số 10 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước và khiến nhiều thương hiệu phải tròn mắt ghen tị. Mà bạn biết đấy, đồ Chanel không hề rẻ, nếu chưa nói là "đắt xắt ra miếng". Nhưng biết sao đây, người ta cứ muốn đổ tiền vào túi nhà mốt danh tiếng này.

Ảnh: AFP.
Ảnh: AFP.

Lagerfeld gia nhập Chanel vào năm 1983

Karl Lagerfeld có màn ra mắt Chanel tại Paris năm 1983, với bộ sưu tập thời trang cao cấp. Nhà thiết kế lần đầu tiên chuyển đến Paris cùng mẹ vào những năm 1950, nơi ông thực hiện những bước đầu tiên trong thời trang tại nhà của Balmain và sau đó là Jean Patou. 

Chỉ ba năm sau, ông được bổ nhiệm làm giám đốc nghệ thuật của Jean Patou. Năm 1964, ông bắt đầu làm việc với Chloe, sau đó có một khoảng thời gian ngắn hợp tác với Curiel và rất thành công. Không những vậy, nhà thiết kế tài ba này còn giữ vị trí Giám đốc sáng tạo, chuyên thiết kế các bộ sưu tập cho Fendi (năm 1965) và thương hiệu thời trang mang tên mình (năm 1984) đến cuối đời.

Ảnh: AFP.
Ảnh: AFP.

Sự bứt phá về thời trang

Những dấu ấn đậm chất Karl Lagerfeld nhất có lẽ là những thiết kế vải tweed trứ danh, chuỗi phụ kiện làm từ ngọc trai hay xích vàng đồng... Sự bứt phá về mặt chất liệu lẫn phom dáng đã giúp loạt kiến tạo của hãng không chỉ quanh quẩn trong hình tượng lady đơn thuần mà đã trẻ trung hơn, những vẫn không mất đi nét thanh lịch vốn có.

Ông đã cố gắng biến Chanel thành thương hiệu xa xỉ nhất, với những bộ trang phục hay chiếc túi có giá hàng ngàn euro, trong khi các sản phẩm như nước hoa và sơn móng tay có giá thành phù hợp có thể tiếp cận với bất kỳ ai giúp thương hiệu lan rộng hơn.

Ảnh: Getty Images.
Ảnh: Getty Images.

Logo chữ C lồng vào nhau

Logo chữ C lồng vào nhau của Gabrielle Chanel, được thiết kế vào những năm 1930, được biến tấu theo vô số cách dưới bàn tay của Lagerfeld, từ họa tiết cà vạt cho đến móc túi xách được trình diễn tại Tuần lễ thời trang Paris vào tháng 9/2014.

Làm thế nào Chanel trở thành đế chế thời trang trị giá 10 tỷ USD dưới thời Karl Lagerfeld

Những sàn diễn độc đáo

Ngoài khả năng thôi miên người ta bằng loạt đồ cơ bản, tinh tế và mang đậm tinh thần Paris, Karl còn có tài hô biến sàn runway của Chanel thành những không gian siêu thực. Khi thì lên vũ trụ, khi thì quay ngược về Hy Lạp cổ đại, lúc lại lênh đênh ngoài biển khơi hoặc bất ngờ hoặc chất hơn nữa là biến bàn ăn thành nơi trình diễn, mô phong siêu thị trên sàn runway...

Thành thử, cứ mỗi dịp show Chanel diễn ra, dân tình không chỉ mong ngóng những kiến tạo mới nhất của hãng, mà còn tò mò không biết ngài Karl năm nay sẽ phù phép sàn diễn ra sao. Sự sáng tạo, dường như là không bao giờ có giới hạn với ông.

Làm thế nào Chanel trở thành đế chế thời trang trị giá 10 tỷ USD dưới thời Karl Lagerfeld

Tìm kiếm những "nàng thơ"

Nhà thiết kế rất thích "nàng thơ", những người đàn ông và phụ nữ truyền cảm hứng cho tầm nhìn sáng tạo của ông. Tại đây, Claudia Schiffer, Kate Moss và Virginie Ledoyen đã tham gia cùng Lagerfeld cho show diễn thời trang sẵn sàng cho mùa thu đông 2009-2010 của Chanel tại Paris.

Làm thế nào Chanel trở thành đế chế thời trang trị giá 10 tỷ USD dưới thời Karl Lagerfeld

Hình ảnh của một nghệ sỹ nhạc pop

Lagerfeld hòa mình vào văn hóa nhạc pop bằng cách tạo ra một nhân vật cho riêng mình, với một diện mạo có thể nhận ra ngay lập tức mà ông duy trì trong nhiều năm qua: mái tóc trắng được buộc đuôi ngựa, kính râm tối màu và áo sơ mi Hilditch&Key của ông.

Ảnh: Getty Images.
Ảnh: Getty Images.

Những dấu ấn trên thảm đỏ

Chanel là thương hiệu nổi tiếng với túi xách và nước hoa, nhưng Lagerfeld sẽ đảm bảo trang phục của họ sẽ luôn là trung tâm hàng đầu tại các sự kiện Academy Awards. Ông ấy muốn tạo ra những khoảnh khắc thời trang tuyệt vời, như ngôi sao Julianne Moore đến dự Oscar 2015.

Ảnh: Getty Images.
Ảnh: Getty Images.

Buổi trình diễn cuối cùng

Buổi trình diễn cuối cùng của Lagerfeld cho Chanel là bộ sưu tập thời trang cao cấp Xuân-Hè 2019 của ông vào tháng 1. Trong khi tuyết rơi trắng xóa bên ngoài Grand Palais, bối cảnh của buổi trình diễn thời trang cao cấp xuân hè 2019 của Chanel đã đưa khán giả đến nước Ý đầy nắng. Người mẫu dạo bước trong khu vườn tuyệt đẹp của ngôi biệt thự với hồ bơi sang trọng. 

Ảnh: AP.
Ảnh: AP.

Được thúc đẩy bởi thị trường Trung Quốc

Trung Quốc đã trở thành một động lực bán hàng lớn cho Chanel. Năm ngoái, doanh số tăng 11%, được thúc đẩy bởi những người mua sắm ở châu Á. Chanel đã trình diễn bộ sưu tập Resort 2018 tại thành phố Thành Đô, Trung Quốc vào năm 2017, nhằm tìm kiếm nhiều khách hàng hơn trong thị trường quan trọng này.

Ảnh: Getty Images
Ảnh: Getty Images

Kỷ nguyên mới của Chanel

Sau khi Lagerfeld mất (19/2/2019), Chanel tuyên bố nhà thiết kế Virginie Viard sẽ đảm nhiệm vị trí hiện tại. Viard lần đầu tiên gia nhập Chanel năm 1987 với vai trò thực tập sinh. Bà là cộng sự thân tín của Lagerfeld, cùng làm việc với ông trong hơn 30 năm. Công ty cho biết cô được giao nhiệm vụ này "để di sản của Gabrielle Chanel và Karl Lagerfeld có thể sống tiếp", theo Bloomberg.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement