19/07/2020 08:24
Làm sao để điều chỉnh cảm xúc khôn ngoan trong công việc ?
Ở những mỗi trường làm việc khác nhau bạn phải tự tập cho mình cách điều chỉnh cảm xúc với những vấn đề xảy ra tại nơi làm việc của bạn.
Một trong những thách thức lớn mà bất cứ ai cũng phải đối mặt ở mọi nơi là học cách xử sự với đồng nghiệp ở nơi làm việc và tìm ra cách giải quyết tốt nhất có lợi cho tất cả những người liên quan.
Thông qua chỉ số IQ của một người chỉ thể hiện được kiến thức và kỹ năng người đó có được trải qua giáo dục và kinh nghiệm, nhưng có thể sẽ đánh giá thiếu sót trong lĩnh vực khác, đó chính là EQ hay chỉ số thông minh cảm xúc.
Chỉ những ai có thể cân bằng chỉ số IQ và EQ ở nơi làm việc mới thực sự trở thành những người thành công như họ muốn.
Sau đây là những bước để cải thiện chỉ số EQ của bạn để có thể bằng hoặc vượt chỉ số IQ.
Hiểu rõ nguồn cơn, đừng động vào chúng
Để nâng cao EQ, trước tiên phải hiểu về bản thân mình. Những điều gì thường làm bạn nóng giận hoặc là nguyên nhân gây ra những hành động phi lý của bạn hoặc làm bạn quá xúc động? Nguyên nhân gì gây ra những cảm xúc, làm bạn thất vọng, giận dữ, khó chịu hoặc vô số cảm xúc khác? Một khi bạn biết nguyên nhân gây ra những điều đó, hãy nắm bắt chúng trước khi chúng xảy ra hoặc bắt đầu vượt ra khỏi tầm kiểm soát.
Biết cách kiểm soát
Con người ai cũng có cảm xúc. Có người bộc lộ cảm xúc ra ngoài, có những người không bao giờ biểu lộ cảm xúc. Những người có chỉ số EQ cao hiểu rõ cảm xúc của mình, nhận biết được cảm xúc và kiểm soát được khi nào và ở đâu nên bộc lộ ra ngoài. Họ giữ được bình tĩnh trong môi trường và những tình huống căng thẳng. Họ suy nghĩ có lý trí và làm việc có hiệu quả khi không để cảm xúc lấn át trong quyết định và phán quyết của mình.
Biết cách trở thành người giải quyết vấn đề
Nếu bạn muốn tăng chỉ số EQ, bạn phải học cách để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là không vội vàng dùng cảm xúc để đưa ra quyết định mà nên suy nghĩ mang tính xây dựng thông qua các công cụ đưa ra quyết định như Delphi, Stepladder và 6 Lối Suy nghĩ để cân nhắc suy nghĩ và lựa chọn nhằm đưa ra những quyết định tốt hơn.
Biết cách dẫn dắt ý nghĩ
Để đi ngược lại suy nghĩ và những gì đang diễn ra trong đầu, một người có chỉ số EQ cao sẽ thường sắp xếp lại những suy nghĩ của mình để nhìn sự việc theo cách khác đi. Những tình huống căng thẳng sẽ không thể làm vô hiệu hóa họ mà sẽ trở thành thử thách đối với họ và họ sẽ phản hồi một cách khôn ngoan. Một người có chỉ số EQ cao sẽ không rập khuôn hoặc lập tức nghe theo lời khuyên hay đề nghị của người khác. Họ sẽ cởi mở với những lời gợi ý và sẵn sàng nghe người khác chia sẻ ý kiến.
Biết khi nào nên bỏ đi
Nếu bạn muốn tăng chỉ số EQ, bạn phải học cách khi nào nên bỏ đi. Nếu bạn đang trong cuộc tranh cãi hay thảo luận và bầu không khí đang trở nên hết sức căng thẳng khi mọi người đều đang khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình, bạn nên học cách bỏ đi. Một người trưởng thành khôn ngoan sẽ biết đưa ra lý do để xin một vài phút hoặc vài ngày xem xét lại vấn đề.
Biết cách tôn trọng tất cả mọi người
Khi tiếp xúc với người khác, bạn sẽ muốn đối xử tôn trọng với tất cả mọi người bất kể bạn cảm thấy họ là người ra sao. Đừng bao giờ để cảm xúc của bạn đối với một người hoặc nhóm người nào đó làm ảnh hưởng đến sự tôn trọng của bạn đối với họ. Hãy đối xử tôn trọng với họ như nhau trong mọi tình huống.
Biết và bày tỏ sự cảm thông, chia sẻ
Một kỹ năng của EQ cần phát triển đó là học cách bày tỏ sự cảm thông với người khác trong giao tiếp hằng ngày. Đây là khả năng đặt bạn vào địa vị của người khác. Bạn cần sẵn sàng đứng ở vị trí của người khác để nhìn nhận sự việc. Đây chính là bước cơ bản đầu tiên khi ứng xử với mọi người.
Biết cách xử trí những lời phê phán
Những lời phê phán không phải lúc nào cũng dễ nghe, nhưng nếu bạn muốn nâng cao chỉ số EQ, bạn cần học cách chấp nhận nó một cách thoải mái. Sau đó, nếu bạn thấy những lời phê bình đó là đúng, hãy áp dụng lời khuyên đó để tiến bộ hơn.
Hiểu rõ bản thân trong bất kỳ tình huống nào
Nếu bạn muốn tăng chỉ số EQ, bạn cần luôn thoải mái trong mọi tình huống trong xã hội. Bạn nên gây dựng sự tự tin khi nói chuyện với mọi người, ở bất kỳ đâu. Khi chỉ số cảm xúc càng tăng cao, bạn sẽ càng được đánh giá là một người giao tiếp giỏi, người có thể xử lý tốt những tranh chấp và xây dựng các mối quan hệ một cách chủ động.
Một người có năng lực, người có chỉ số IQ và EQ cao sẽ trở thành một người dẫn dắt những người khác và chính họ đến thành công lớn. Hãy dùng những ý kiến này để trở thành một người khôn ngoan trong công việc và gia nhập đội ngũ những người có chỉ số EQ cao.
(Nguồn: Mẹo sống hiện đại)
Advertisement
Advertisement