Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lạm phát ở Mỹ gia tăng, giá cao su châu Á lao dốc

Giá cả hàng hóa

15/06/2021 10:45

Giá cao su hôm nay 15/6 trên sàn châu Á chững lại và hiện đang neo ở mức thấp so với mức giá ghi nhận ở thời điểm đầu tháng 6/2021.

Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 246,9 JPY/kg, giữ nguyên với giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 246,9 JPY/kg, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 239,3, giữ nguyên so với phiên giao dịch trước đó.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 6/2021 ở mức 12.300 CNY/tấn giữ nguyên so với giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 12.685 CNY/tấn giữ nguyên so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 12.740 CNY/tấn, giữ nguyên so với giao dịch trước đó.

Giá cao su Nhật Bản giảm trong phiên cuối tuần sau khi xuất hiện thông tin Chính phủ đang xem xét duy trì một số hạn chế trong thời gian dài hơn để ngăn cản sự lây nhiễm của virus corona.

Việc dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tình trạng khẩn cấp của Nhật Bản để bảo đảm an toàn cho người dân và Thế vận hội Olympic sắp tới tổ chức tại nước này, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn chưa thể kiểm soát, làm chậm lại sự hồi phục kinh tế của đất nước, theo Báo Thế giới & Việt Nam.

Việc lạm phát Mỹ ngày càng gia tăng cũng khiến cho giá cao su niêm yết trên sàn châu Á lao dốc.

Tại thị trường trong nước, giá cao su hôm nay ở Bình Phước dao động trong khoảng 350-385 đồng/độ mủ.

Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 380 đồng/độ mủ.

Một trong những nguyên nhân khiến xuất khẩu cao su tăng mạnh là nhu cầu găng tay cao su trên toàn cầu đã có mức tăng kỷ lục trong lịch sử, tăng hơn 20% trong năm nay lên 360 tỷ chiếc do đại dịch COVID-19.

Hiệp hội các nhà sản xuất găng tay cao su Malaysia (MARGMA) dự đoán, tình trạng thiếu găng tay cao su trên toàn cầu sẽ còn kéo dài tới quý I/2022.

Các doanh nghiệp sản xuất găng tay y tế lớn trên thế giới cảnh báo tình trạng khan hiếm sản phẩm có thể xảy ra khi nhu cầu từ Mỹ và châu Âu tăng đột biến.

Xuất phát từ nhu cầu này, nhiều công ty quyết định đầu tư thêm thiết bị và máy móc mới để tăng năng lực sản xuất, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, bảo đảm chất lượng và giá cả ổn định.

(Tổng hợp)

AN LY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement