Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Làm được nhưng phải đánh đổi

Ngân hàng

28/07/2017 11:26

Chỉ trong năm nay, Chính phủ đã hai lần yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu giải pháp phù hợp để huy động nguồn vốn vàng, ngoại tệ nhàn rỗi trong dân, để biến thành vốn đưa vào sản xuất, kinh doanh (xem Nghị quyết phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5 và 6/2017).

Tuần trước, trong buổi làm việc với NHNN, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng một lần nữa nhắc lại yêu cầu này.

Hiện tại, NHNN đã thiết lập trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ là 0% nên để tăng cường huy động ngoại tệ thì có nhiều ý kiến đề nghị NHNN phải nâng trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ này lên trên mức này.

Nếu nâng trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ để tăng cường huy động ngoại tệ trong dân chúng nhằm mục đích cung ứng vốn ngoại tệ giá rẻ cho Chính phủ hoặc doanh nghiệp là tự thân mâu thuẫn. Ảnh Thành Hoa.

Một vấn đề đặt ra là cần phải nâng trần lên bao nhiêu để vừa đảm bảo hấp dẫn người dân gửi пgoạі tệ vào ngân hàng, đồng thời không làm chi phí huy động trở nên quá cao, nhất là khi so với vay ngoại tệ của nước ngoài. Câu trả lời là tùy thuộc vào nhu cầu vay ngoại tệ của nền kinh tế.

Nếu cả Chính phủ và doanh nghiệp đều “tích cực” vay ngoại tệ thì buộc hệ thống ngân hàng phải chào mời một lãi suất tiền gửi ngoại tệ rất hấp dẫn mới mong huy động đủ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của Chính phủ và doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là trần lãi suất huy động ngoại tệ sẽ phải được nâng lên không chỉ là 0,25%, 0,5% mà sẽ phải cao hơn, thậm chí là có thể tiệm cận với mức huy động từ quốc tế.

Như vậy, việc NHNN nâng trần lãi suất tiền gửi ngoại tệ để tăng cường huy động ngoại tệ trong dân chúng nhằm mục đích cung ứng vốn ngoại tệ giá rẻ cho Chính phủ hoặc doanh nghiệp là tự thân mâu thuẫn. May ra thì chỉ có ai “nhanh tay” vay được ngoại tệ ngay khi trần lãi suất được nâng lên theo lộ trình.

Ví dụ, lên 0,25%/năm là được hưởng lợi lớn, trước khi nguồn ngoại tệ huy động được ở mức lãi suất này cạn kiệt, buộc NHNN phải tiếp tục nâng nó lên từ từ và tiếp tục cho đến khi lãi suất huy động trong nước bằng hoặc cao hơn so với quốc tế và người vay chuyển sang vay trên thị trường quốc tế cho... rẻ!

Quan trọng hơn, sẽ không thể phủ nhận rằng việc nâng trần lãi suất như vậy sẽ làm tăng mạnh tình trạng đô la hóa vì người dân sẽ chuyển hóa tài sản của mình sang ngoại tệ để hưởng lãi cao hơn trong khi vẫn bảo toàn giá trị tài sản của mình.

Đô la hóa trầm trọng sẽ làm vô hiệu hóa tính hữu hiệu của chính sách tiền tệ, gây bất ổn cho tỷ giá, lãi suất và ổn định vĩ mô. Chính vì những lý do này mà NHNN trước đây đã phải áp đặt trần lãi suất 0%. Nay, nếu NHNN nâng trần lãi suất lên chính là mở đường cho những bất ổn vĩ mô tràn vào.

Sự ổn định tương đối của tỷ giá trong thời gian qua một phần nhờ có chính sách trần lãi suất 0% của NHNN. Khi chính sách này được nới lỏng, các bất ổn vĩ mô lại trở thành vấn đề nóng chỉ còn là chuyện thời gian mà thôi.

Chưa hết, hiện nay hoạt động cho vay bằng ngoại tệ đã được NHNN siết lại bằng Thông tư 24 (có hiệu lực từ 31/3/2016), theo đó các nhu cầu được phép vay ngoại tệ không nhiều nhằm chuyển dần từ quan hệ tín dụng sang quan hệ mua bán ngoại tệ, góp phần giảm tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, đồng thời bớt đi một áp lực tỷ giá trong trung hạn.

Nay, chẳng lẽ NHNN buộc phải đi ngược lại những mục tiêu chính sách này - một khi nguồn ngoại tệ huy động trong dân gia tăng thì phải mở rộng đối tượng vay ngoại tệ để giải ngân!

P.V (Kinh tế Sài Gòn)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement