Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Làm ăn thua lỗ, Nestle thoái vốn gần 1 tỷ USD ở các công ty của Trung Quốc

Doanh nghiệp

30/10/2019 12:00

Nestle đang cân nhắc bán cổ phần trong hai công ty ở Trung Quốc sau nhiều năm vật lộn trên thị trường, nhằm tập trung vào các lĩnh vực khác tốt hơn.

Theo hãng tin Bloomberg, gã khổng lồ thực thẩm Nestle đang cân nhắc việc bán các cổ phần của mình đối với Hsu Fu Chi, một thương hiệu bánh kẹo Trung Quốc, và Yinlu, một hãng sản xuất cháo đóng hộp. "Nestle đang muốn bán 1 tỷ USD cho các cổ phần kiểm soát của mình ở trong hai công ty Hsu Fu Chi và Yinlu", theo một người thạo tin cho hay.

Nestle đã mua lại cả hai công ty này vào năm 2011 khi họ tìm cách khai thác nhu cầu đang phát triển ở Trung Quốc, tuy nhiên kết quả mang lại không được khả quan, khi cả hai tăng trưởng vô cùng chậm chạm trong nhiều năm liền.

Kể từ khi trở thành giám đốc điều hành của Nestle vào năm 2017, Mark Schneider đã loại bỏ các danh mục đầu tư của công ty Thuỵ Sĩ, bao gồm các thương hiệu sô cô la, công ty mỹ phẩm và một đơn vị bảo hiệm nhân thọ đã được thoái vốn với giá trị khoảng 15 tỷ USD.

Một sản phẩm của Hsu Fu Chi mà Nestle có cổ phần kiểm soát. Ảnh: Bloomberg.
Một sản phẩm của Hsu Fu Chi mà Nestle có cổ phần kiểm soát. Ảnh: Bloomberg.

Nestle, công ty sản xuất cà phê Nespresso và thức ăn trẻ em Gerber, đã thực hiện gần 20 lần thoái vốn dưới thời Schneider.

"Vẫn chưa có quyết định cuối cùng nào được đưa ra, không có gì chắc chắn là Nestle sẽ bán cổ phần trong các công ty đó", theo một chuyên gia cho hay.

Phát ngôn viên của Nestle đã từ chối bình luận.

Cổ phiếu của Nestle đã tăng 0,4% tại Thụy Sĩ vào 29/10.

Yinlu có doanh số khoảng 1 tỷ franc Thụy Sĩ (1 tỷ USD), Nestle cho biết hồi đầu tháng này. Khoảng 2/3 doanh nghiệp được tạo thành từ các sản phẩm địa phương như sữa đậu phộng và một món cháo gọi là congee, có doanh số bán hàng đã gây thất vọng, Giám đốc điều hành lúc đó cho biết. Phần còn lại là cà phê pha sẵn, có mức tăng trưởng tốt hơn

"Chúng tôi cho rằng Nestle nên bán các doanh nghiệp không mang tính chiến lược nếu không thể vực dậy chúng".

"Hsu Fu Chi, chuyên sản xuất các sản phẩm bánh kẹo và đồ ăn nhẹ, có thể tạo ra doanh thu hàng năm khoảng 700 triệu franc", theo nhà phân tích Jean-Philippe Bertschy của Vontobel. Nestle đã cố gắng cải thiện việc đóng gói sôcôla Hsu Fu Chi và thêm các món ăn nhẹ bổ dưỡng để thu hút người tiêu dùng nhiều năm có ý thức về sức khỏe.

Làn sóng thoái vốn khỏi Trung Quốc

Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo từ Viện Tài chính Quốc tế (IIF) có trụ sở ở Washington cho biết "lỗi và sai sót ròng" (net errors and omissions) trong cán cân thanh toán của Trung Quốc - bộ phận thường được xem là một chỉ báo của dòng vốn chảy ngầm - đã đạt mức kỷ lục 131 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay. 

Con số này lớn hơn nhiều so với mức bình quân 80 tỷ USD cùng kỳ 2015 và 2016 - thời điểm áp lực thoái vốn khỏi Trung Quốc gia tăng mạnh.

"Dòng vốn trong dân ở Trung Quốc tiếp tục chảy khỏi nước này thông qua những giao dịch không được ghi nhận", chuyên gia về Trung Quốc Gene Ma của IIF nhận định trong một báo cáo ra ngày 10/10.

Lượng vốn người Trung Quốc chuyển ra nước ngoài được ghi nhận chính thức ở mức 74 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm nay, thấp nhất trong 10 năm. Tuy nhiên, ông Ma nói rằng mức độ thực sự của ròng vốn chảy khỏi Trung Quốc "có vẻ không được phản ánh đầy đủ" trên các dữ liệu thống kê.

"Lỗi và sai sót ròng" là bộ phận trong cán cân thanh toán nhằm phản ánh dòng vốn không thể giải thích. Chênh lệch về dữ liệu du lịch cũng có thể được sử dụng để nhận diện việc người dân thông qua những hoạt động như mua bất động sản hay mua bảo hiểm nhân thọ ở nước ngoài để dịch chuyển tài sản.

Một thước đo của Bloomberg ước tính dòng vốn ròng chảy khỏi Trung Quốc đạt 226 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm nay, cao hơn 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Do ảnh hưởng của thương chiến với Mỹ, triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2020 đang chịu áp lực suy giảm. Tuy vậy, chuyên gia Ma dự báo dòng vốn chảy ròng khỏi nước này trong năm tới sẽ chậm lại.

Việc Trung Quốc được đưa vào các chỉ số chứng khoán toàn cầu và từng bước được đưa vào các chỉ số trái phiếu toàn cầu từ năm tới sẽ giúp thu hút dòng vốn đầu tư danh mục. Ngoài ra, việc Bắc Kinh cam kết tiếp tục mở cửa thị trường tài chính cũng khuyến khích giới đầu tư nước ngoài rót vốn nhiều hơn vào nước này.

MINH TUẤN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement