Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lại thêm một bé gặp nguy hiểm vì bắt chước trò chơi trên mạng

Sức khỏe

31/10/2020 08:57

Bé trai N.V.A. xem video clip trên kênh YouTube và tập làm theo, nuốt luôn một chiếc bấm móng tay vào bụng.

Bé trai N.V.A. xem video clip trên  kênh youtube  và tập làm theo, nuốt luôn bấm móng tay vào bụng. 
Bé trai N.V.A. xem video clip trên kênh youtube và tập làm theo, nuốt luôn bấm móng tay vào bụng. 

Vừa qua, Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (tỉnh Phú Thọ) cho biết bệnh viện vừa tiếp nhận trường hợp bé trai N.V.A., 9 tuổi trong tình trạng đau bụng, ho nhiều, khó chịu do nuốt phải dị vật.

Qua thăm khám và nội soi dạ dày, các bác sĩ phát hiện dị vật là một chiếc bấm móng tay có kích thước 60x16mm, gây xước niêm mạc dạ dày. Bệnh nhi được nội soi, gắp dị vật ra ngoài.

Người nhà bệnh nhi cho biết, nguyên nhân dẫn tới tai nạn trên là do bé hay xem các clip trên kênh youtube và tập làm theo.

Bác sĩ khuyến cáo cha mẹ không để trẻ tự sử dụng smartphone hoặc xem YouTube, tham gia mạng xã hội thiếu kiểm soát. Bởi nhiều clip có nội dung nguy hại không phù hợp với trẻ được chia sẻ tràn lan trên các trang mạng xã hội.

Trước đó, một bé gái tại quận Tân Phú (TP.HCM) đã tử vong sau khi làm theo "trò chơi treo cổ" trên YouTube.

Theo người nhà nạn nhân, sự việc xảy ra  sau khi bé nhỏ này xem xong một video hướng dẫn trò thắt cổ trên mạng. Tò mò, D đã lấy chiếc khăn voan có sẵn trong nhà làm theo. Khi được người nhà phát hiện, bé D đã ở trong tình trạng mặt mũi tím tái. Gia đình tức tốc đưa D. đến Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cấp cứu nhưng không qua khỏi. 

Vào tháng 11/2019, bé trai Đ.T.K (7 tuổi, ở huyện Nhà Bè, TP.HCM) cũng làm theo trò "thắt cổ nhưng vẫn thở được" trên YouTube. Gia đình phát hiện bé treo cổ bằng chính chiếc khăn quàng đỏ, hai chân bé cách mặt đất một đoạn khá xa, người tím ngắt, ngất lịm. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời nên bé K đã may mắn giữ được tính mạng.

Tương tự, một bé trai khác sau khi xem clip trên mạng đã bắt chước hành động siêu nhân nhện nên đập tay thật mạnh vào kính khiến tay bị đứt mạch máu. Hay tại Hà Nội, một bé đã bắt chước chế thuôc nổ và bị đa chấn thương...

Có thể nói, sự xuất hiện của những video mang tính tiêu cực dành cho trẻ em trên mạng xã hội là vô cùng nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn, trẻ có thể có hành vi làm theo các hành động bạo lực, gây tổn thương đến cơ thể trẻ do chưa đủ nhận thức để hiểu biết đầy đủ về các nguy cơ từ những trò chơi này. Một số trẻ bị ám ảnh nhiều ở mức độ bị cưỡng chế, không kiểm soát được suy nghĩ phải làm việc đó.

Để hạn chế các vụ việc đáng tiếc, các bậc phụ huynh hạn chế thời gian tiếp xúc màn hình điện thoại, Ipad, máy tính một mình của trẻ, đồng thời kiểm soát nội dung trẻ đang theo dõi, giúp con chọn lọc thông tin tiếp cận.

Nếu có con nhỏ (dưới 12 tuổi), bố mẹ có thể bảo vệ con khỏi các nội dung nguy hiểm trên YouTube bằng cách thiết lập một tài khoản gia đình, tạo tài khoản Gmail và lập kênh YouTube đi kèm.

VIÊN VIÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement