Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lãi suất âm là gì?

Ngân hàng

16/05/2020 13:19

Để thúc đẩy vay nhiều hơn nhằm tránh lãng phí nguồn tiền huy động, kích cầu ở một số ngành kinh tế hay mong muốn khống chế lạm phát tốt hơn… là nguyên nhân ra đời của lãi suất âm.

Lãi suất âm là gì?

Lãi suất âm là một chính sách tiền tệ được sử dụng bởi các ngân hàng trung ương để chống lại hiện tượng giảm phát bằng cách giảm lãi suất để khuyến khích người tiêu dùng và doanh nghiệp vay nhiều hơn.

Hiểu một cách đơn giản thì chính sách lãi suất âm có nghĩa người đi vay tiền sẽ được trả thêm 1 khoản tiền cho khoản vay đó, trong khi người gửi tiền tiết kiệm sẽ bị thu thêm phí. 

Trong trường hợp này, người gửi tiền chính là các ngân hàng thương mại mà không phải là các cá nhân, doanh nghiệp. Lúc này, các ngân hàng sẽ gửi số tiền không sử dụng của mình đến các ngân hàng trung ương như Ngân hàng trung ương châu Âu ECB, Cục dự trữ liên bang Mỹ FED.

Ý tưởng về lãi suất âm được đưa ra bởi Thuỵ Sỹ vào những năm 70 của thế kỷ 20 để giúp làm cân bằng tỷ giá nội tệ khi có một số lượng lớn nhà đầu tư nước ngoài đổ vốn vào đất nước này.

Vào năm 2009, sau khi các biện pháp hỗ trợ kinh tế đều gặp thất bại, Thuỵ Điển và Đan Mạch là những quốc gia đưa ra ý tưởng về lãi suất âm để cứu nền kinh tế khỏi cuộc Đại suy thoái. 

Sau hai quốc gia này, đến lượt Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) ban hành chính sách lãi suất âm vào năm 2014, và tiếp đó là Nhật Bản vào năm 2016.

Hiện tại thì ECB vẫn đang duy trì chính sách lãi suất âm với mức lãi suất cho vay là -0,5% trong khi Nhật Bản ở mức thấp hơn là từ 0% đến -0,04%.

Lãi suất âm có thực sự hiệu quả?

Thị trường chứng khoán chưa thực sự khởi sắc: Khi phát hành, nhiều người kỳ vọng sẽ thu hút các nhà đầu tư chuyển từ trái phiếu sang cổ phiếu.Thế nhưng trên thực tế, việc áp dụng không rõ ràng và đạt được hiệu quả như mong đợi. Điều này chỉ khiến các ngân hàng bị cắt giảm lợi nhuận và làm thị trường chứng khoán trì trệ thêm.

Mức tín dụng trong nước gia tăng: Khi áp dụng lãi suất âm, đồng nghĩa với việc ngân hàng sẽ phải cho vay nhiều hơn với lãi suất và chi phí thấp. Việc này hoàn toàn không mang đến lợi ích gì cho ngân hàng. Vì thế phần lớn ngân hàng tại các nước triển khai lãi suất âm đều siết chặt phạm vi cho vay.

Điều này chỉ làm làm suất cho vay của người cần vay tài chính tăng nhanh chóng. Do đó trong một thời gian ngắn, số lượng người đi vay sụt giảm trầm trọng.

Tiền rẻ vẫn không khiến mọi người lạc quan hơn: Với khoản phí mà ngân hàng thương mại phải trả cho ngân hàng trung ương, cùng với thu nhập từ các khoản cho vay suy giảm, ngân hàng thương mại phải chịu nhiều sức ép hơn từ lãi suất âm

PV (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement