Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lãi ròng luỹ kế Thế Giới Di Động lần đầu báo dương từ khi có COVID-19

Sức khỏe

29/10/2020 19:03

Đế chế” bán lẻ Thế Giới Di Động đã phục hồi tình hình kinh doanh nhờ vào thành công của Điện Máy Xanh supermini và sức mua lớn tại Bách Hoá Xanh.

Công ty Cổ phần Đầu tư Thế Giới Di Động (MWG) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2020. Đây là một trong những doanh nghiệp được thị trường trông đợi về tình hình kinh doanh và tài chính nhất nhì thị trường sau khi trải qua đợt cao điểm dịch COVID-19.

Doanh thu giảm so với quý trước nhưng lãi tăng

Trong quý III/2020, MWG ghi nhận 25.713 tỷ đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ. Con số này giảm khi so với quý trước khoảng 3,3% nhưng lại tăng 2,3% so với quý III/2019.

Giá vốn của MWG trong kỳ bằng 77,6 doanh thu nên biên lợi nhuận gộp ghi nhận khoảng 22,3%. Biên lợi nhuận gộp của “đế chế” bán lẻ này đã được cải thiện so với mức 21,7% của quý trước đó.

Doanh thu của MWG trong quý III/2020 giảm khi chi tiêu của khách hàng cho điện thoại, điện máy vẫn còn hạn chế. Ảnh: Techtimes
Doanh thu của MWG trong quý III/2020 giảm khi chi tiêu của khách hàng cho điện thoại, điện máy vẫn còn hạn chế. Ảnh: Techtimes

Chi phí tài chính giảm so với cùng kỳ, trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng lần lượt 14% và 52%. Điều này có thể giải thích là vì trong quý III/2020, MWG mở thêm 208 cửa hàng. Trong đó có 80 cửa hàng Điện Máy Xanh, bao gồm các cửa hàng Thế Giới Di Động chuyển đổi, và 137 cửa hàng Bách Hóa Xanh.

Tổng lại, MWG ghi nhận lợi nhuận sau thuế khoảng 951 tỷ đồng. Mức lãi này đều tăng khi so với quý trước hay quý cùng kỳ, lần lượt tăng 6,4% và 11,2%.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, MWG đạt doanh thu thuần hợp nhất là 81.352 tỷ đồng (tăng 6%), lợi nhuận sau thuế là 2.978 tỷ đồng (tăng 0,05%). Như vậy, từ sau khi dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam vào tháng 3 đến nay, đây kỳ báo cáo tháng đầu tiên MWG ghi nhận mức tăng trưởng lãi ròng lũy kế dương so với cùng kỳ năm 2019.

Với kết quả này, công ty của ông Nguyễn Đức Tài đã hoàn thành 74% chỉ tiêu doanh thu và 86% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế so với kế hoạch cả năm 2020.

Nếu so luỹ kế 9 tháng, biên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp bán lẻ này đã được cải thiện đáng kể lên 21,7% (tăng 3,3% so với mức 18,4% cùng kỳ năm trước). Ban Lãnh đạo công ty giải thích, đây là nhờ sự đóng góp tích cực của hầu hết các ngành hàng, đặc biệt là thực phẩm và FMCGs. Ngoài ra, nỗ lực tăng hiệu quả vận hành ở tất cả các chuỗi đã giúp MWG bảo vệ được biên lợi nhuận ròng lũy kế 9 tháng 2020 ở mức 3,7%.

Hàng tồn kho giảm trước mùa mua sắm cuối năm

Đến cuối tháng 9/2020, tổng tài sản của MWG đã giảm 2,35% so với hồi đầu năm, còn khoảng 40.727 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự suy giảm của các khoản phải thu ngắn hạn và lượng tiền nhàn rỗi. Trong những tháng qua, công ty đã rút ra khoảng 1.000 tỷ đồng đã gửi ngắn hạn không quá 3 tháng tại các ngân hàng. Hiện MWG còn giữ 1.959 tỷ đồng tiền gửi ngân hàng.

Nợ phải trả của MWG tuy đã giảm 13,7% so với hồi đầu năm, nhưng vẫn đang cao hơn vốn chủ sở hữu, mặc dù vốn đã tăng 25,3%. Đến cuối tháng 9/2020, nợ phải trả của doanh nghiệp này là 25.507 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu là 15.220 tỷ đồng. Nợ đang vượt vốn gấp 1,67 lần.

Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tăng mạnh so với đầu năm (gấp 3 lần) lên mức 10.499 tỷ đồng. Tuy nhiên, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư lại đang âm 9.973 tỷ đồng, dòng tiền thuần từ hoạt động tài chính cũng chuyển từ dương sang âm 1.050 tỷ đồng.

Trong kỳ, hàng tồn kho của MWG cũng giảm so với đầu năm. Từ 26.195 tỷ đồng đã giảm hơn 31% về mức 18.012 tỷ đồng. Trong đó, nhóm hàng thiết bị điện tử và thiết bị di động giảm rất mạnh. Việc này dễ được giải thích khi các hãng công nghệ hầu như “im hơi” trong suốt thời gian dịch bệnh diễn ra. Đa số đều ngại ra mắt sản phẩm mới, chưa kể khâu thông thương quốc tế cũng gặp khó khăn. Tuy nhiên mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, việc này ít nhiều cũng đặt cho MWG vấn đề đáng suy nghĩ.

Dịch bệnh khiến hàng tồn kho của MWG giảm sút. Ảnh: Phúc Minh
Dịch bệnh khiến hàng tồn kho của MWG giảm sút. Ảnh: Phúc Minh

Trong cuộc họp các nhà đầu tư vào đợt cao điểm dịch bệnh tháng 4/2020, ông Đoàn Hiểu Em, CEO chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh từng khẳng định trong thời điểm đó doanh nghiệp vẫn chủ động được nguồn hàng.

Đến giai đoạn những tháng cuối năm, sự chủ động này vẫn sẽ được duy trì. “Ở những tháng cuối năm, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên chi phí nhân công, nguyên vật liệu có thể tăng lên. Tại thời điểm đó, chúng tôi sẽ xem xét để điều chỉnh giá bán sản phẩm nếu chúng tôi nhập hàng về với giá cao hơn”, ông Hiểu Em từng lưu ý.

Điện Máy Xanh supermini và Bách Hoá Xanh là “át chủ bài”

Trong giải trình về mức tăng trưởng lợi nhuận, ngoài việc bành trướng mạng lưới cửa hàng, HĐQT MWG còn đưa ra lý do khác. Mặc dù vẫn đang chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 tác động tiêu cực đến thu nhập của người dân và ngân sách chi tiêu cho các mặt hàng điện thoại, điện máy, nhưng MWG đã chủ động triển khai nhiều hành động để gia tăng sức mạnh cho hai chuỗi Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh.

Doanh nghiệp của ông Nguyễn Đức Tài đã hoàn tất việc nâng cấp layout trưng bày khu sản phẩm gia dụng cho khoảng 300 cửa hàng Điện Máy Xanh lớn. Chuỗi này cũng thử nghiệm mô hình Điện Máy Xanh supermini có diện tích từ 120-150 m2 tại một số phường, xã, thị trấn ở miền Tây, miền Đông và Duyên hải Nam Trung Bộ. Lũy kế đến hết tháng 9, mô hình mới đóng góp hơn 100 tỷ đồng, tương đương doanh thu bình quân mỗi cửa hàng đạt hơn 1 tỷ đồng/tháng.

“Kết quả kinh doanh khả quan từ 52 cửa hàng Điện Máy Xanh supermini tính đến cuối tháng 9/2020 đã tạo động lực để chuỗi này tiếp tục nhân rộng và giúp công ty nhân thêm thị phần điện máy trong thời gian tới”, đại diện MWG tự tin chia sẻ.

Mô hình Điện Máy Xanh supermini giúp MWG tiếp cận thị trường nông thôn tốt hơn. Ảnh: MWG
Mô hình Điện Máy Xanh supermini giúp MWG tiếp cận thị trường nông thôn tốt hơn. Ảnh: MWG

Trong thời gian qua, MWG cũng tiếp tục đẩy mạnh khai thác các ngành hàng mới như đồng hồ, laptop,… Mảng laptop đã mang về hơn 2.500 tỷ đồng cho doanh nghiệp này, tăng trưởng 44% so với 9 tháng 2019. Đồng hồ các loại ghi nhận tổng doanh số hơn 1.050 tỷ đồng (gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước), từ hơn 750.000 sản phẩm bán ra.

Nhưng “át chủ bài” của MWG chính là bán lả thực phẩm và hàng FMGG. Lũy kế 9 tháng đầu năm, chuỗi Bách Hoá Xanh ghi nhận doanh thu hơn 15.000 tỷ đồng, đóng góp 19% tổng doanh số của MWG và tăng trưởng 112% so với cùng kỳ năm trước.

Sau khi hoàn thành mục tiêu mở mới nhanh để tăng độ phủ trong 6 tháng đầu năm, từ quý III/2020, Bách Hoá Xanh đã “chủ động điều chỉnh tốc độ mở mới” song song với việc tập trung cải thiện doanh thu. Doanh thu bình quân mỗi cửa hàng hiện tại đạt khoảng 1,2 tỷ đồng/tháng.

Bách Hóa Xanh có tốc độ tăng trưởng doanh số 112% so với cùng kỳ. Ảnh: Tất Đạt
Bách Hóa Xanh có tốc độ tăng trưởng doanh số 112% so với cùng kỳ. Ảnh: Tất Đạt

Chuỗi này thử nghiệm mô hình “cửa hàng 5 tỷ” có diện tích khoảng 500m2 với mục tiêu doanh số 5 tỷ đồng. Việc này diễn ra từ nâng cấp các cửa hàng hiện hữu có doanh thu cao. Tính đến cuối tháng 9/2020, Bách Hoá Xanh có 35 “cửa hàng 5 tỷ” tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận. 11 cửa hàng trong số này được sắp xếp đi cùng với mô hình nhà thuốc An Khang. 10 cửa hàng “5 tỷ” mới khai trương trong tháng 9 có số lượt giao dịch bình quân trên 1000 hoá đơn/ngày và doanh thu trung bình tăng hơn 50% so với tháng liền trước chuyển đổi.

Công ty đang hướng đến mục tiêu có 100 cửa hàng “5 tỷ” trước cuối năm 2020.

Vào ngày 25/9, chuỗi bán lẻ điện thoại và điện máy của MWG tại Campuchia, Bluetronics, đã công bố sự kiện cán mốc 20 cửa hàng tại thủ đô Phnom Penh. Chỉ trong thời gian ngắn kể từ đầu quý III năm nay, công ty này đã hoàn tất việc chuyển đổi toàn bộ cửa hàng Bigphone (thử nghiệm từ năm 2017 và chỉ kinh doanh thiết bị di động) sang mô hình mới Bluetronics để khai thác tốt hơn nhu cầu thị trường tại Campuchia.

Sau cột mốc này, MWG đang hướng đến mở rộng lên 50 điểm bán trước cuối năm 2020 để phủ sóng các tỉnh, thành khác ngoài Phnom Penh, bao gồm Siem Reap, Sihanoukville,...

TẤT ĐẠT
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement