Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Lãi khủng năm 2017, các nhà băng toan tính gì cho năm nay?

Ngân hàng

18/01/2018 08:05

Đạt lợi nhuận cao nhất kể từ năm 2011, hàng loạt ngân hàng đã lên kế hoạch kinh doanh năm nay với nhiều ước vọng?

Vì sao lãi khủng?

Tính đến thời điểm hiện tại, Vietcombank là ngân hàng đang có lợi nhuận cao nhất hệ thống với hơn 10.000 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2017, tăng 20% so với năm 2016 và vượt 8,7% so với kế hoạch năm đề ra. Đây là mức lợi nhuận cao nhất trong số các ngân hàng đưa ra con số dự kiến trong năm vừa qua.

Tương tự, lợi nhuận trước thuế của Vietinbank đạt khoảng 9.206 tỉ đồng, hoàn thành 105% kế hoạch. Quy mô hoạt động kinh doanh cũng tăng trưởng mạnh ngay từ đầu năm, hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đề ra. 

Còn 8.800 tỉ đồng là con số lợi nhuận của năm 2017 vừa được BIDV công bố. Theo đại diện của nhà băng này, năm nay ngân hàng đã hoàn thành vượt nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh, các chỉ tiêu chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch.

2017 cũng là năm Agribank đạt mức lợi nhuận kỷ lục là 5.018 tỉ đồng, tăng trưởng 20% so với năm trước. Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng 17,6% so với năm 2016, đạt gần 900.000 tỉ đồng. Trong đó dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn là 650.000 tỉ đồng, chiếm 73,6% dư nợ. Tỉ lệ nợ xấu nội bảng là 1,54%. Số tiền nộp ngân sách Nhà nước đạt 1.200 tỉ đồng.

Vietcombank đang là ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất hệ thống.
Vietcombank đang là ngân hàng có lợi nhuận lớn nhất hệ thống.

HDBank cũng công bố lợi nhuận trước thuế năm 2017 lên tới 2.420 tỉ đồng, cao hơn gấp hơn 2 lần con số của năm 2016 và là năm đạt kết quả kinh doanh tốt nhất từ trước tới nay. Tỉ lệ nợ xấu của ngân hàng và cả Công ty Tài chính HD Saison là 1,5%, còn nếu tính riêng HDBank chỉ là 1,1% trên tổng dư nợ.

OCB cũng là một trong những ngân hàng gây ấn tượng trong hoạt động kinh doanh năm 2017. Không chỉ là ngân hàng đầu tiên công bố hoàn thành Basel II, OCB cũng đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm là 780 tỉ đồng chỉ sau 9 tháng.

Do đó, Hội đồng quản trị OCB đã điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận đến cuối năm 2017 là 1.000 tỉ đồng. Ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng giám đốc OCB cho biết, kết thúc năm 2017 lợi nhuận của OCB đã đạt 1.013 tỉ đồng, vượt cả kế hoạch điều chỉnh.

Một số ngân hàng khác có lợi nhuận trước thuế tăng 40-169%. Chẳng hạn, MBBank đạt mức 5.355 tỉ đồng, tăng 44,3% so với năm trước. Hàng loạt các ngân hàng như Eximbank, TPBank hay Saigonbank cũng vượt phần lợi nhuận chỉ tiêu khá nhiều.

Theo đánh giá độc lập của Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong năm 2017 khá khả quan với lợi nhuận sau thuế của hệ thống ước tăng 44,5% so với năm trước.

Trong khi đó, số liệu của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM, năm 2017 TP.HCM không chỉ đạt tăng trưởng tín dụng 18,5%, vượt kế hoạch đề ra cho năm 2017 là 16-18% mà hoạt động huy động vốn và cho vay vốn tiếp tục duy trì ở tốc độ khá. Đồng thời, đáp ứng được nguồn vốn cho nền kinh tế và định hướng của Ngân hàng Nhà nước.

Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết, điểm sáng trong năm vừa qua là các ngân hàng đã không ngừng phát triển dịch vụ ngân hàng, với dịch vụ bán lẻ được nhiều đơn vị quan tâm phát triển, đổi mới và ứng dụng công nghệ, hướng đến đáp ứng xu hướng ngân hàng bán lẻ hiện đại.

“Kết quả kinh doanh tăng khoảng 115% so với năm 2016. Đây là sự nỗ lực rất lớn cũng như hiệu ứng lan tỏa từ việc làm ăn hiệu quả của doanh nghiệp tại TP.HCM đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của các ngân hàng”, ông Lâm nói.

Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cũng cho rằng, hoạt động của ngành ngân hàng tại TP.HCM đã có những dấu hiệu tái cơ cấu tích cực, tổ chức hoạt động nề nếp, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội, chăm lo an sinh xã hội thành phố.

Một số tổ chức tín dụng đã đóng góp cao đối với tổng thu ngân sách của TP.HCM như VPBank đóng gần 1.000 tỉ đồng, ACB: 703 tỉ đồng, HSBC 659 tỉ đồng…

Tiến sĩ Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho biết, khoản lãi năm 2017 của các ngân hàng là kết quả của việc hi sinh lợi nhuận trong nhiều năm trước do phải dùng lợi nhuận để trích lập dự phòng xử lý nợ xấu, cổ đông cũng không được chia cổ tức... Hiện tại, phần đã trích lập được hoàn nhập, tạo nên lợi nhuận được gọi là bất thường cho nhà băng.

Ngoài ra, việc thoái vốn cũng đem đến nguồn lợi nhuận lớn cho một số ngân hàng. Các ngân hàng cũng áp dụng nhiều biện pháp tiết giảm chi phí. 

Toan tính cho 2018

Đạt lợi nhuận khủng trong năm 2017, nhiều ngân hàng đã lên kế hoạch kinh doanh với nhiều ước vọng cho năm nay. Điển hình như Vietinbank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản thêm khoảng 15-17%, nguồn vốn huy động tăng khoảng 18-20%, dư nợ tín dụng tăng trưởng khoảng 16-17%. Vietinbank cũng đặt mục tiêu kiểm soát tỉ lệ nợ xấu dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế đảm bảo đạt và vượt kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước và đại hội đồng cổ đông giao.

Các ngân hàng đạt lợi nhuận khủng là do hoàn nhập trích lập dự phòng rủi ro và phát triển nhiều sản phẩm mới.
Các ngân hàng đạt lợi nhuận khủng là do hoàn nhập trích lập dự phòng rủi ro và phát triển nhiều sản phẩm mới.

Sang năm 2018, BIDV đề ra kế hoạch với mức tín dụng tăng trưởng tối đa 17%, huy động vốn tăng trưởng 17%, chênh lệch thu chi tăng trưởng 18%. BIDV kỳ vọng sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ ngân sách, đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cổ đông.

Nhìn vào cơ cấu doanh thu của các ngân hàng trong năm 2017 sẽ thấy tốc độ tăng trưởng lĩnh vực bán lẻ đạt 40%, còn lĩnh vực bán buôn có tỷ tọng thấp hơn. 

Điển hình là báo cáo hoạt động kinh doanh 2017 của Sacombank nêu, tổng vốn huy động đạt gần 323.000 tỉ đồng, tăng 11,4%. Dư nợ tín dụng hơn 219.000 tỉ đồng, tăng 12,6%. Thu dịch vụ năm 2017 của Sacombank tăng trưởng rất tốt, đạt 2.395 tỉ đồng. Trong đó thu dịch vụ truyền thống tăng 29,6% so với năm trước. 

Còn ông Đỗ Minh Toàn, Tổng giám đốc ACB, ngân hàng đã về đích với kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2017. Đây còn được xem là thời điểm ACB đã giải quyết dứt điểm những tồn đọng của giai đoạn trước và xây dựng nền tảng vững chắc để bước vào quỹ đạo mới của năm 2018 với những tín hiệu đáng kỳ vọng.

Chuyên gia kinh tế Lê Minh Hoàng, trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng, thị trường tiền tệ được điều hành ổn định và diễn biến tích cực có ý nghĩa quan trọng trong góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tạo niềm tin thị trường. Năm 2017, hai yếu tố lãi suất và tỷ giá được cộng đồng doanh nghiệp TP.HCM đánh giá cao và kỳ vọng sẽ có những giải pháp hiệu quả để phát huy nội lực cho ngành ngân hàng trong năm 2018.

“Để phát triển hoạt động ngân hàng bền vững, ngành ngân hàng cần nâng cao chất lượng tăng trưởng với đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu lại nợ xấu và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường”, ông Hoàng nói.

Ông Tô Duy Lâm, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM khẳng định, năm 2018 sẽ tập trung thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu, là điều kiện quyết định chất lượng tăng trưởng và phát triển hệ thống ngân hàng thương mại. 

Cùng với đó là tăng cường đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, khai thác và sử dụng vốn hợp lý, cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn, hạn chế dòng vốn chảy vào những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao, đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đối tượng khởi nghiệp, kết nối ngân hàng và doanh nghiệp.

NGUYỄN DUY
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement