15/08/2017 01:38
Lá mật gấu và những điều chưa biết
Tại TP.HCM, người dân quen gọi cây lá đắng cây mật gấu. Nhưng thực tế, hai cây kể trên là tên của hai loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị bệnh.
Hiện nay, phần đông người lớn tuổi rất chuộng lá đắng vì nhiều người nghĩ loại cây này có nhiều tác dụng chữa bệnh. Thông thường người dân hái lá xuống phơi khô và nấu uống.
Cây lá đắng có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del, thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á.
Cây lá đắng sống lâu năm, là dạng cây bụi mọc thẳng đứng, chỉ cao từ 2-3m, đường kính thân rất nhỏ khoảng 2-4 m, cây thường phân nhánh ở cành gốc, khi còn non thân cây được phủ một lớp lông trắng mịn về già lớp lông này rụng dần hết; cuống lá dài, phiến lá hình trái xoan ngược, mép lá có hình răng cưa. Cây này có nguồn gốc từ châu Phi và hiện nay cây có mặt khắp nơi trên thế giới do cây dễ trồng dễ mọc, dễ trồng.
Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá. Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Bảo vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.
Theo BS Phan Thanh Hải, Trưởng khoa Nội 3 BV Y học cổ truyền TP.HCM, cho biết, lá đắng (hay nhiều người còn gọi là lá mật gấu), uống có vị đắng, tác dụng chính của lá này là trị nhức mỏi cơ và khớp.
Dân gian thường truyền tai nhau lá này uống hạ huyết áp nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào kiểm chứng tác dụng này. Thông thường mỗi ngày có thể dùng khoảng 4-5 lá bỏ nước sôi vào uống.
Advertisement
Advertisement