Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua vì COVID-19

Doanh nghiệp

02/04/2020 06:31

GDP Việt Nam quý I tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý 1 trong các năm giai đoạn 2011-2020.

GDP chỉ tăng 3,82%

Theo báo cáo Tổng quan kinh tế Việt Nam quý I/2020 của JLL Việt Nam, kinh tế Việt Nam vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Cụ thể, GDP Việt Nam quý I tăng 3,82% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý 1 trong các năm giai đoạn 2011-2020.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua vì COVID-19

Tuy nhiên mức tăng trưởng không âm này vẫn được coi là điểm sáng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu lao dốc do đại dịch COVID-19. Về cơ cấu kinh tế, khu vực dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất với 43,71%, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 35,52%. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng 10,11%.

Trong những tháng đầu năm 2020, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động thương mại, dịch vụ và xuất nhập khẩu. Khu vực dịch vụ trong quý I/2020 đạt mức tăng thấp nhất của cùng kỳ các năm 2011-2020. Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, trong khi các ngành khác vẫn đạt mức tăng trưởng khá từ 4-8%, ngành khai khoáng tăng trưởng âm 3,18% do sản lượng dầu thô khai thác và khí đốt tự nhiên giảm.

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng thấp so với cùng kỳ năm trước vì nghành nông nghiệp tăng trưởng âm 1,17%, chỉ cao hơn mức tăng trưởng âm 2,69% của quý I/2016 trong giai đoạn 2011-2020. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch COVID-19 và dịch tả lợn châu Phi.

COVID-19 cũng ảnh hưởng đến doanh thu bán lẻ và lượng khách quốc tế. Ảnh hưởng tiêu cực của dịch COVID-19 tác động tâm lý người tiêu dùng hạn chế mua sắm nơi công cộng, đi du lịch và ăn uống ngoài, nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 giảm. Số lượng khách du lịch đến nước ta trong tháng 3 cũng giảm mạnh.

Tính chung quý I/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt mức thấp (chỉ 4,7% theo năm). Lượng khách quốc tế đến nước ta cũng giảm 18,1% theo năm, trong đó mức giảm mạnh nhất tập trung ở các thị trường lớn nhứ Trung Quốc, Hàn Quốc, Mỹ.

Dịch COVID-19 đang tác động không nhỏ tới quyết định của các nhà đầu tư vào Việt Nam. Tổng vốn đầu tư nước ngoài  đạt gần 8,6 tỷ USD, giảm 20,9% theo năm trong quý I/2020. Trong đó 5,5 tỷ USD đến từ các dự án được cấp phép mới. Các dự án góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài và các dự án với tổng vốn đăng ký tăng thêm lần lượt đóng góp 2 tỷ USD và 1,07 tỷ USD.

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng thấp nhất trong 10 năm qua vì COVID-19

Ngành sản xuất, phân phối điện đang là lĩnh vực dẫn đầu với tổng số vốn đạt hơn 4 tỷ USD, chiếm 47,5% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ 2, chiếm 31,9% với 2,72 tỷ USD.

Tiếp theo lần lượt là các lĩnh vực bán buôn bán lẻ, hoạt động kinh doanh bất động sản với lần lượt 682 triệu và 264 triệu USD. Singapore hiện đang tạm dẫn đầu danh sách đầu tư nước ngoài năm 2020 với tổng vốn đầu tư 4,54 tỷ USD, tiếp theo vẫn là các đối tác quen thuộc như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

CPI tăng mạnh

CPI bình quân quý I/2020 tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Nguyên nhân là do nhu cầu về nhiều loại mặt hàng trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao so với cùng kỳ năm trước làm giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm, đồ uống, quần áo may sẵn đều tăng. Trong đó mức tăng cao nhất là giá thịt lợn tăng 58,81% (đóng góp 2,47% vào mức tăng CPI chung).

Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 làm giá rau trong quý I/2020 tăng 4,14% do rau, quả Trung Quốc không xuất được sang Việt Nam. Đồng thời làm giá các mặt hàng thuốc y tế, điện sinh hoạt và nước sinh hoạt tăng cao, lần lượt là 1,43%; 9,89% và 4,75%.

Tuy nhiên mức độ lạm phát này đang được kìm hãm bởi giá xăng dầu giảm, giá cước vận tải, đi lại  của các phương tiện máy bay, tảu hỏa bị ảnh hưởng bởi dich COVID-19 cũng như những nổ lực ổn định thị trường của các cấp, các ngành.

Dịch COVID-19 lây lan mạnh ở các nước đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất, nhập khẩu của nhiều mặt hàng. Tính chung quý I, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 115,34 tỷ USD, giảm 0,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 59,08 tỷ USD, tăng 0,5%; nhập khẩu đạt 56,26 tỷ USD, giảm 1,9%. Xuất siêu quý I năm nay đạt 2,8 tỷ USD.

CPI bình quân quý I/2020 tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.
CPI bình quân quý I/2020 tăng 5,56% so với cùng kỳ năm 2019, đây là mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2016-2020.

Hoa Kỳ và Trung Quốc là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 15,5 tỷ USD và 8,4 tỷ USD. Các sản phẩm xuất khẩu chính bao gồm điện thoại, điện tử, máy tính, linh kiện và hàng dệt may, giày dép. Trong khi đó, Trung Quốc và Hàn Quốc  vẫn là hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 13,3 tỷ USD và 11,7 tỷ USD, tập trung vào các mặt hàng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải , dụng cụ phụ tùng.

Tính chung quý I/2020, cả nước có 29.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 351.400 tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký là 243.700 lao động, tăng 4,4% về số doanh nghiệp, giảm 6,4% về vốn đăng ký và giảm 23,3% về số lao động so với cùng kỳ năm trước. Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong quý đạt 11,8 tỷ đồng, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Có 6 lĩnh vực có số doanh nghiệp thành lập mới giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó nghành giảm mạnh nhất là nghệ thuật, vui chơi giải trí, giảm 22,5% và kinh doanh bất động sản giảm 12%. Chỉ tính riêng các sàn giao dịch bất động sản, trong 2 tháng đầu năm, dưới tác động của dịch Covid-19 và sự chậm trễ trong vấn đề pháp lý đã khiến cho 500 sàn (trong tổng số 1.000 sàn)trong cả nước phải đóng cửa một phần, hoặc toàn phần.

TUYẾT HƯƠNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement