14/02/2020 16:12
Kinh tế Nhật Bản chịu cú sốc mạnh nhất từ năm 2014
Vào quý IV/2019, tăng trưởng Nhật Bản đã rơi xuống mức âm, tình trạng hiện tại càng nghiêm trọng khi dịch virus corona đang đe dọa kinh tế nước này.
Nền kinh tế Nhật Bản có khả năng bị suy giảm lớn nhất kể từ năm 2014 vào cuối năm ngoái, khiến quốc gia mặt trời mọc rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương, do sự bùng phát từ dịch virus Trung Quốc có nguy cơ biến một phần tư suy thoái thành suy thoái.
Các nhà kinh tế học tính toán quý cuối năm 2019, GDP Nhật Bản giảm 3,8%, chủ yếu do chi tiêu giảm mạnh sau chính sách tăng thuế tiêu dùng. Đây sẽ là mức giảm mạnh nhất với nền kinh tế này kể từ quý II/2014 - khi thuế tiêu dùng tăng khiến GDP co lại tới 7,4%.
Người Nhật Bản đeo khẩu trang bên ngoài một nhà ga ở Yokohama. |
Hiện tại, họ còn lo lắng dịch Covid-19 có thể làm chậm lại, hoặc thậm chí đảo ngược đà phục hồi vốn đã yếu ớt của Nhật Bản đầu năm nay. "Nền tảng của Nhật Bản vốn khởi đầu không vững chắc. Do đó, tăng trưởng có thể dễ dàng bị đẩy vào vùng âm vì các yếu tố như dịch bệnh", Hiroshi Miyazaki – nhà kinh tế học tại Mitsubishi UFJ Morgan Securities cho biết.
Thậm chí, từ trước khi triển vọng bị đe dọa bởi virus, kinh tế Nhật Bản đã bộc lộ nhiều bất ổn hơn so với dự báo của giới chức và các nhà kinh tế. Giới phân tích càng bi quan khi các biện pháp của chính phủ nhằm duy trì tiêu dùng sau tăng thuế không phát huy hiệu quả như kỳ vọng.
Các nhà kinh tế ước tính rằng chi tiêu tiêu dùng đã giảm 7,8% trong quý IV, bên cạnh sự sụt giảm trong đầu tư kinh doanh và xuất khẩu.
Dù vẫn kỳ vọng Nhật Bản tăng trưởng nhẹ trở lại trong quý này và không rơi vào suy thoái, phần lớn nhà kinh tế lại hạ dự báo. Họ cho rằng dịch bệnh tại Trung Quốc sẽ làm giảm hàng xuất khẩu của Nhật Bản và cũng giảm số du khách Trung Quốc đến đây.
Khu vực cách ly gần du thuyền Diamond Princess ở Yokohama. |
Thủ tướng Shinzo Abe đã hành động vào tháng 12 để hỗ trợ nền kinh tế với gói kích thích sẽ thúc đẩy tăng trưởng. Thủ tướng cũng công bố hôm 13/2 một loạt các biện pháp hạn chế để giúp chống lại tác động từ sự bùng phát virus, bao gồm bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ. Ông sẽ theo dõi thêm thiệt hại kinh tế để tung ra nhiều biện pháp mạnh tay hơn.
Eiji Maeda – một lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm qua cũng cho biết trước Quốc hội nước này rằng nền kinh tế có thể co lại đáng kể trong quý cuối năm ngoái, do nhu cầu bên ngoài yếu, tiêu dùng giảm và nhiều thảm họa thiên nhiên.
Vào Quý 4/2019 tăng trưởng của Nhật Bản ở mức âm. |
"Kinh tế Nhật Bản được dự báo tiếp tục tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, chúng ta cần cảnh giác trước các rủi ro như dịch bệnh – có thể kéo tụt GDP và chi tiêu của khách du lịch", ông nói.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp