Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khuyến nghị cổ phiếu 22/8: VNM, SAB, BSR, PHR, DPM

Chứng khoán

21/08/2022 19:32

VNM, SAB, BSR, PHR, DPM là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 22/8, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị VNM: Trung lập với giá mục tiêu 83.800 đồng/CP

CTCK Bảo Việt – BVSC: Đà hồi phục của tiêu thụ sữa vẫn chậm: Đại dịch COVID-19 và lạm phát làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức mua của người tiêu dùng, đặc biệt tầng lớp phổ thông có thu nhập thấp. Tiêu thụ sữa ở Việt Nam đi ngang trong quý 1 và chỉ dương nhẹ trong quý 2, thuộc nhóm hồi phục thấp nhất trong các mặt hàng tiêu dùng nhanh.

Sau chuỗi tăng thị phần nửa cuối năm 2021 thì trong nửa đầu năm 2022, CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE - Mã: VNM) có dấu hiệu hụt hơi: Doanh số nội địa tăng trưởng âm 2,3% yoy trong nửa đầu năm 2022 và riêng quý 2/2022 giảm đến 7,2% yoy. Ngoại trừ yếu tố cạnh tranh thì sản lượng tiêu thụ của công ty có giảm do tăng giá bán (>5%) và tổ chức lại kênh phân phối trong tháng 4 và tháng 5. 

Về phân khúc, thị phần giảm chủ yếu ở: (i) sữa tươi tiệt trùng do ngành càng nhiều thương hiệu nội địa tham gia vào ngành, đặc biệt ở phân khúc sữa trẻ em; (ii) sữa đặc do cạnh tranh với các thương hiệu nhập khẩu giá rẻ từ ASEAN. Một số mảng khác như sữa chua men sống, sữa trái cây, v.v thì thị phần vẫn tăng nhẹ. Nhìn chung, công ty vẫn duy trì được vị thế dẫn đầu, dù có hơi chậm lại trong nửa đầu năm 2022.

Áp lực giá đầu vào vẫn lớn, biên lợi nhuận giảm mạnh: Giá sữa bột WMP đạt mức bình quân 4.250 USD/t trong nửa đầu năm 2022, tăng gần 10% yoy và cao hơn rất nhiều so với mức quanh 3.000 USD/t trong những năm 2021 trở về trước. 

Trong cùng giai đoạn đó, VNM lại không thể hoàn toàn chuyển hết vào giá bán để giữ sức mua của người tiêu dùng và bảo vệ thị phần. VNM ghi nhận biên gộp 40,5% và 40,7% trong quý 1 – quý 2/2022, thấp hơn nhiều so với mức 45 – 46% trong 2021 và 47 – 49% trong 2020.

Tuy nhiên, BVSC nhận thấy cửa sáng cho biên lợi nhuận trong Q4 2022 và 2023. Giá WMP ngày 16/08 ghi nhận ở mức 3.417 USD/t, tức đã giảm hơn 28% so với đỉnh hồi tháng 3. Rabobank cũng nhận định giá sữa có thể đã tạo đỉnh: (i) sản lượng sữa của nhóm Big 7 dần hồi phục; (ii) tồn kho sữa ở Trung Quốc cao; (iii) giá cao đang tác động xấu nhu cầu. 

Ngoài ra, các loại nông sản chính làm thức ăn chăn nuôi như ngô, đậu tương, lúa mì, v.v đều đang giảm mạnh, qua đó giảm áp lực đầu vào của các trang trại. VNM đã chốt giá đầu vào đến hết tháng 10, do đó khả năng từ quý 4 KQKD sẽ phản ánh rõ hơn đà giảm của giá đầu vào.

Điều chỉnh giảm dự báo 2022: Dựa trên những diễn biến trong nửa đầu năm 2022, BVSC dự báo doanh thu thuần 62.463 tỷ (+2,5% yoy) và lợi nhuận sau thuế 9.567 tỷ đồng (-9,2% yoy). Triển vọng 2023 sẽ sáng hơn. Trên kỳ vọng nhu cầu hồi phục và biên lợi nhuận mở rộng, BVSC dự báo doanh thu thuần 65.483 tỷ đồng (+4,8% yoy) và lợi nhuận sau thuế 10.603 tỷ (+10,8% yoy). EPS dự phóng 2022 – 2023 lần lượt là 4.191 và 4.643 đồng/cp.

Theo đó, BVSC khuyến nghị NEUTRAL với giá mục tiêu 83.800 đồng/cp – tương ứng P/E 18x cho lợi nhuận 2023, bằng mức bình quân của các công ty cùng ngành trong khu vực.

Cổ phiếu khuyến nghị 22/8: VNM, SAB, BSR, PHR, DPM - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu VNM trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị SAB: Ưu tiên nắm giữ và hạn chế mua mới

CTCK Yuanta Việt Nam – FSC: Mức Stock Rating của SAB (Tổng Công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn – Sàn HOSE) ở mức 92 cho nên FSC đánh giá TÍCH CỰC mức xếp hạng tăng trưởng của cổ phiếu này. Đồ thị giá của SAB đóng cửa tăng 2,7% và đạt mức cao nhất 52 tuần với khối lượng giao dịch tăng mạnh trên mức trung bình 20 phiên.

Đồng thời, hệ thống chỉ báo xu hướng của FSC đã xuất hiện tín hiệu mua cổ phiếu SAB tại phiên 21/07/2022 với lợi nhuận tạm tính là 21,09%. Ngoài ra, đồ thị giá của SAB vẫn đang trong giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên đồ thị giá có thể sẽ kiểm định lại mức hỗ trợ mới 191. Do đó, FSC khuyến nghị các nhà đầu tư ngắn hạn nên ưu tiên nắm giữ cổ phiếu SAB và hạn chế mua mới.

Cổ phiếu khuyến nghị 22/8: VNM, SAB, BSR, PHR, DPM - Ảnh 2.

Biểu đồ giá cổ phiếu SAB trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị BSR: Mua với giá mục tiêu 28.400 đồng/CP

CTCK  BIDV – BSC: BSC duy trì khuyến nghị MUA cổ phiếu BSR của CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (UPCoM) với giá mục tiêu mới 28.400 đồng/cp (tương đương upside 16,4% so với giá đóng cửa ngày 18/08/2022 là 24.400 đồng/cp) dựa trên phương pháp P/E, đối với kịch bản cơ sở. Do lợi nhuận của BSR chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi crack spread và giá dầu, nên BSC đưa ra các kịch bản dựa trên giả định giá dầu 2023 từ 80 USD đến 100 USD/thùng.

BSC dự báo trong năm 2022, DTT và LNST của BSR lần lượt đạt 148.689 tỷ đồng (+47% YoY) và 14.062 tỷ đồng(+111% YoY), EPS FW = 4.490 đồng với giả định (1) Giá dầu trung bình năm 2022 đạt 100 USD/thùng (+37% YoY); (2) Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm đạt 6.9 triệu tấn (+7% YoY); và (3) Crack spread các sản phẩm xăng dầu chính của BSR đạt trung bình 16 USD/thùng.

Đối với kịch bản cơ sở, BSC dự báo doanh thu và LNST của BSR năm 2023 lần lượt đạt 120.994 tỷ đồng(-19% YoY) và 9.373 tỷ đồng (-33% YoY), EPS FW = 2.993 đồng/cp với giả định (1) Giá dầu trung bình năm 2023 đạt 90 USD/thùng (-10% YoY), và (2) Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm dầu khí ước đạt 6,23 triệu tấn (-10% YoY) do tiến hành bảo dưỡng định kỳ.

Quan điểm đầu tư: Lợi nhuận của BSR khó duy trì ở mức cao thời gian tới sau khi giá dầu và Crack spread tạo đỉnh vào quý 2; Sản lượng xăng dầu thành phẩm tiếp tục khả quan giai đoạn cuối 2022 – đầu 2023; Tiềm năng nâng cấp mở rộng nhà máy lọc hóa dầu nhờ vị thế tài chính lành mạnh.

Rủi ro: Giá dầu thô đầu vào biến động mạnh; Cạnh tranh tăng khi thuế nhập khẩu xăng giảm dần về 0% vào năm 2024.

Trong quý 2/2022, DTT của BSR đạt 52.391 tỷ đồng (+88% YoY), và LNST đạt 9.910 tỷ đồng (+484% YoY). Kết quả kinh doanh quý 2 tích cực chủ yếu do diễn biến giá dầu thô tiếp tục tăng cao (+62% YoY), đồng thời chênh lệch giữa giá dầu thô và giá các sản phẩm chính của BSR khả quan hơn so với cùng kỳ.

Tổng sản lượng tiêu thụ 6 tháng của BSR đạt 3,47 triệu tấn (+1,3% YoY), chủ yếu đến từ đóng góp của sản phẩm dầu Diesel (1.36 triệu tấn), bên cạnh xăng Mogas 92 (+25% YoY) và nhiên liệu JetA1 (+22% YoY) tăng mạnh so với cùng kỳ.

Cổ phiếu khuyến nghị 22/8: VNM, SAB, BSR, PHR, DPM - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu BSR trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị PHR: Mua với giá mục tiêu 87.000 đồng/CP

CTCK BIDV – BSC: BSC khuyến nghị MUA mã cổ phiếu PHR của CTCP Cao su Phước Hòa (Sàn HOSE) với giá mục tiêu 87.000 đồng/cp, upside +30,8% so với giá ngày 18/08/2022 theo phương pháp định giá từng phần.

BSC dự báo 2022 sẽ là thời điểm khởi đầu cho sự phát triển của mảng KCN của PHR, theo đó: Năm 2022, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 1.990 tỷ đồng (+2% YoY) và 815 tỷ đồng (+59% YoY), EPS fw= 5.002 đồng/cp, PE fw=13,3x, P/B fw=2,97x.

Năm 2023 doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 2.095 tỷ đồng (+5% YoY) và 1.309 tỷ đồng(+61% YoY), EPS fw= 8.189 đồng/cp, PE fw=8,1x, P/B fw=2,57x.

Luận điểm đầu tư: Nút thắt pháp lý trong công tác chuyển đổi đất cao su sang khu công nghiệp được tháo gỡ, PHR kỳ vọng sẽ hưởng lợi kép nhờ vào tiền đền bù từ KCN VSIP 3 và ghi nhận lợi nhuận/cổ tức cao từ công ty liên kết NTC trong giai đoạn 2022-2024.

Tăng trưởng dài hạn được đảm bảo bởi các KCN đang trong giai đoạn nghiên cứu, dự kiến triển khai trong giai đoạn 2023-2025. Mảng kinh doanh chính là cao su kỳ vọng vẫn tích cực trong ngắn hạn nhờ (1) giá bán duy trì khi cơ cấu sản phẩm chuyển dịch sang dòng cao su chất lượng kỹ thuật cao và (2) sản lượng khai thác cao hơn khi tuổi đời của cây cao hơn.

Rủi ro: Tiến độ đền bù từ KCN VSIP 3 chậm hơn dự kiến; Các KCN đang trong giai đoạn nghiên cứu vẫn chưa có nhiều thông tin và rủi ro chậm phê duyệt dự án từ phía các cơ quan quản lý.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu thuần của PHR đạt 607 tỷ đồng (giảm -20% YoY) trong khi LNST đạt 346 tỷ đồng (tăng 116% YoY) nhờ vào việc ghi nhận 289 tỷ đồng tiền đề bù, hỗ trợ thiệt hại thanh lý sớm vườn cây để triển khai KCN VSIP 3 trong khi thu nhập từ mảng cao su (giảm -12% YoY) và gỗ (giảm -73% YoY) chứng kiến sự chững lại sau 2 năm hưởng lợi từ giá cao su kinh doanh cao.

Cổ phiếu khuyến nghị 22/8: VNM, SAB, BSR, PHR, DPM - Ảnh 4.

Biểu đồ giá cổ phiếu PHR trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị DPM: Trung lập với giá mục tiêu 48.000 đồng/CP

CTCK SSI - SSI Research: Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HOSE - Mã: DPM) đạt doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế lần lượt là 5 nghìn tỷ đồng (tăng 71% so với cùng kỳ) và 1,6 nghìn tỷ đồng (tăng 101% so với cùng kỳ) trong quý 2/2022. 

Mặc dù vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ, nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm tốc so với mức tăng trưởng đột biến 1,496% so với cùng kỳ trong quý 4/2021 và 1,088% so với cùng kỳ trong quý 1/2022. SSI Research cho rằng tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sẽ tiếp tục giảm trong quý 3/2022 và thậm chí có thể âm trong quý 4/2022. SSI Research ước tính thu nhập ròng năm 2022 là 5,1 nghìn tỷ đồng (tăng 61% so với cùng kỳ).

Đối với năm 2023, SSI Research giả định giá urê đầu vào sẽ giảm so với mức cơ sở cao được thiết lập trong năm nay, và do cả Nga và Trung Quốc đều sẽ tăng sản lượng xuất khẩu, nên giá bán bình quân của urê sẽ giảm đi.

SSI Research điều chỉnh giảm ước tính lợi nhuận ròng năm 2023 (từ 4,1 nghìn tỷ đồng) xuống 4 nghìn tỷ đồng (giảm 22% so với cùng kỳ). SSI Research cũng chuyển cơ sở định giá đến năm 2023.Do đó, SSI Research đưa ra giá mục tiêu mới là 48.000 đồng/cổ phiếu (giảm từ 59.600 đồng/cổ phiếu). SSI Research duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu DPM.

Cổ phiếu khuyến nghị 22/8: VNM, SAB, BSR, PHR, DPM - Ảnh 5.

Biểu đồ giá cổ phiếu DPM trong 1 tháng qua.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement