Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khuyến nghị cổ phiếu 21/9: DGW, AST, VTP, BAF, PVT, MWG, TNG

Chứng khoán

20/09/2022 18:43

DGW, AST, VTP, BAF, PVT, MWG, TNG là những cổ phiếu cần quan tâm trong phiên 21/9, theo khuyến nghị của các công ty chứng khoán.

Khuyến nghị DGW: Mua với giá mục tiêu 92.500 đồng/CP

CTCK An Bình – ABS: ABS dự phóng lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2022 và 2023 của Công ty CP Thế Giới Số (HOSE - Mã: DGW) là 873 tỷ đồng và mức định giá hợp lý của DGW ước tính là 92.500 đồng/cp (+31,8%) tương ứng mức P/E forward 2022 và 2023 là 9,3x và 7,7x.

ABS đánh giá triển vọng của DGW là MUA nhờ:

1. Nhu cầu mặt hàng ICT tăng trưởng nóng vào nửa cuối 2022 do nhu cầu mua sắm mùa vụ, Apple ra mắt iPhone 14, nhu cầu chuẩn bị trước khi nhập học và WorldCup 2022. Kết quả kinh doanh ước tính hồi phục tích cực từ mức nền thấp quý 2/2022

2. Xiaomi và Apple là 2 nhãn hàng chủ đạo còn nhiều tiềm năng tăng trưởng tại thị trường Việt Nam

3. Mở rộng kinh doanh đa chiều khi bắt đầu phân phối các mảng hàng mới: hàng gia dụng, thiết bị khu công nghiệp.

Khuyến nghị cổ phiếu 21/9: DGW, AST, VTP, BAF - Ảnh 1.

Biểu đồ giá cổ phiếu DGW trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị AST: Khả quan

CTCK Mirae Asset Việt Nam – MASVN: Kết quả doanh thu 6T2022 của CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (HOSE - Mã: AST) đạt 202 tỷ (+85,5% CK) và ghi nhận tín hiệu vô cùng tích cực khi lợi nhuận ròng (LNR) chỉ còn lỗ 7 tỷ đồng (lỗ 669 tỷ CK). 

Trong Q2/2022, khi các hãng hàng không nội địa được hưởng lợi mạnh mẽ từ việc các chính sách phòng chống Covid-19 được dỡ bỏ, AST đã lần đầu ghi nhận LNR dương 16,6 tỷ (lỗ 35 tỷ CK). Tuy nhiên mảng bán lẻ cho khách quốc tế, vốn mang lại biên lợi nhuận cao hơn từ 10%-15% so với mảng nội địa, vẫn chưa hồi phục như kỳ vọng khi lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 8T2022 chỉ đạt 1,4 triệu lượt, giảm 87% so với mức trước đại dịch 2019.

Năm 2022 khách nội địa quay lại vượt kỳ vọng nhưng lượng khách quốc tế hồi phục chậm hơn dự kiến. Tính chung 8T2022, tổng số khách du lịch nội địa đạt khoảng 79.8 triệu lượt, cao hơn 19,8 triệu lượt so với mục tiêu cả năm 2022 của Tổng Cục Du lịch cho khách nội địa năm 2022. Ngược lại, lượng khách quốc tế đến Việt Nam cùng kỳ chỉ đạt 1,4 triệu lượt, giảm 87% so với thời điểm trước dịch 2019.

MASVN đánh giá các yếu tố chủ quan như 1) chưa phải mùa cao điểm du lịch của các nước bắc bán cầu, 2) thời hạn thịthực ngắn cộng hưởng với các yếu tố khách quan như nhiều nước chưa mở cửa lại mảng du lịch hay 3) lạm phát tăng cao đã khiến lượng khách quốc tế tăng trưởng chậm hơn dự kiến. 

Cho năm 2023 - 2024, MASVN dự phóng khách du lịch nội địa vẫn duy trì mức tăng trưởng hai con số, lần lượt đạt 138,1 triệu lượt (+30% CK) và 158,8 triệu lượt (+15% CK). Dự phóng lượng khách hàng không quốc tế sẽhồi phục chậm hơn, lần lượt đạt 10,5 triệu lượt (+320% CK) cho năm 2023F và 33,6 triệu lượt (+220% CK) cho năm 2024F, vượt qua mức kỷ lục 116,4 triệu lượt năm 2019.

MASVN đánh giá từ năm 2022, khi ngành du lịch phục hồi cũng như các yêu cầu về phòng dịch dần gỡ bỏ sẽ giúp AST vừa tăng trưởng doanh thu lẫn gia tăng biên LNG trở lại. MASVN dự phóng doanh thu của AST năm 2022/2023/2024 lần lượt đạt 686 tỷ (+345% CK) / 1.231 tỷ (+79% CK) / 1/532 tỷ (+24,4% CK), tương ứng với biên LNG lần lượt đạt 48% / 51% / 51%. Qua đó, MASVN dự phóng LNR sau khi trừ đi lợi ích của cổ đông thiểu số của AST trong năm 2022 / 2023 / 2024 sẽ lần lượt đạt 48 tỷ/156 tỷ (+225% CK) / 185 tỷ (+18% CK).

MASVN khuyến nghị giá mục tiêu của AST ở mức 69.500 đồng (upside +22,5%) dựa trên phương pháp FCFE. PE forward FY23 của AST là 17,5x, thấp hơn 10% định giá so với trước dịch Covid-19. Ngành bán lẻhàng không là ngành vốn có rào cản gia nhập lớn và nền tảng tài chính vững mạnh.

Khuyến nghị cổ phiếu 21/9: DGW, AST, VTP, BAF - Ảnh 2.

Biểu đồ giá cổ phiếu AST trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị VTP: Nắm giữ với giá mục tiêu 72.200 đồng/CP

CTCK KB Việt Nam – KBSV: Trong quý 2/2022, Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, UPCoM: VTP) ghi nhận doanh thu thuần 5.460 tỷ đồng, tăng 5,2% YoY. Biên lợi nhuận quý 2/2022 tăng nhẹ so với kì trước, đạt 3,8%. Lũy kế 6 tháng đầu năm, VTP ghi nhận doanh thu 11.232 tỷ đồng, tăng 8,52% YoY, đạt 44% kế hoạch đề ra cho năm nay. Lợi nhuận trước thuế nửa đầu năm 2022 đạt 250,2 tỷ đồng, hoàn thành 40% kế hoạch đề ra.

Với 3.000 bưu cục và 6.000 điểm tiếp nhận hàng hóa, VTP là đơn vị chuyển phát với hệ thống mạng lưới đứng thứ 2 cả nước. Lợi thế quy mô cùng với công nghệ hiện đại giúp VTP tối ưu hóa thời gian và chi phí vận chuyển đường dài, đặc biệt là hàng khối lượng lớn, đảm bảo vị thế dẫn đầu trong phân khúc này cho VTP.

VTP đầu tư 3.400 tỷ đồng xây dựng 17 trung tâm logistics trong cả nước từ nay đến 2025. VTP cũng dành 2000 tỷ đồng hợp tác đầu tư cùng ông lớn cảng biển, Tân Cảng Sài Gòn, nhằm thúc đẩy tăng trưởng doanh thu cho ngành logistics. Công ty cũng đang tiến hành số hóa bưu cục, có kế hoạch mở mới 8 đến 10 trung tâm phân loại công nghệ cao.

Viettel Post cho biết, đang hoàn thành thủ tục chuyển niêm yết VTP lên sàn HoSE, dự kiến bắt đầu giao dịch trên HoSE trong nửa cuối năm nay. Sử dụng phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền và so sánh tương quan P/E, KBSV đưa ra khuyến nghị NẮM GIỮ đối với cổ phiếu VTP. Giá mục tiêu 72.200 đồng/cp, tương ứng mức sinh lời 19,7% so với giá đóng cửa ngày 15/9/2022.

Khuyến nghị cổ phiếu 21/9: DGW, AST, VTP, BAF - Ảnh 3.

Biểu đồ giá cổ phiếu VTP trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị BAF: Khả quan

CTCK Bản Việt – VCSC: Công ty CP Nông nghiệp BAF Việt Nam (HOSE - Mã: BAF) là công ty mới trong lĩnh vực chăn nuôi heo tại Việt Nam và là một trong số ít các công ty ứng dụng hệ sinh thái "Feed – Farm – Food" (3F) vào mô hình kinh doanh. Mảng kinh doanh nông sản là mảng đóng góp doanh thu lớn nhất trong năm 2021, chiếm 93%. Tuy nhiên, BAF dự kiến tập trung phát triển mô hình 3F và rút khỏi mảng kinh doanh phân phối nông sản vào năm 2025.

LNST sau lợi ích CĐTS 6 tháng đầu năm 2022 giảm 36% YoY, chủ yếu do (1) HĐKD cốt lõi ghi nhận doanh thu thấp và (2) chi phí tăng lên do nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi mới đi vào hoạt động. Mặt khác, biên lợi nhuận gộp của BAF tăng thêm 1,3 điểm % YoY nhờ sự đóng góp nhiều hơn từ mảng 3F trong cơ cấu kinh doanh.

Trong năm 2022, VCSC dự báo đóng góp doanh thu lớn hơn từ mô hình 3F sẽ hỗ trợ lợi nhuận của BAF, được củng cố bởi (1) việc tăng năng suất của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi Tây Ninh, và (2) mở rộng mảng chăn nuôi heo với dòng tiền ổn định từ các giao dịch trái phiếu sắp tới. Theo quan điểm của VCSC, mô hình 3F cũng sẽ hưởng lợi từ nhu cầu heo hơi và giá thịt heo phục hồi trong năm 2022.

BAF hiện đang giao dịch với PE trượt là 16,8 lần – thấp hơn 16% so với trung vị một số công ty cùng ngành là 20,1 lần.

Rủi ro: Giá thức ăn chăn nuôi đầu vào (bắp) tăng có thể ảnh hưởng đến biên lợi nhuận của các công ty chăn nuôi; (2) đòn bẩy tài chính tăng từ việc phát hành trái phiếu.

Triển vọng tích cực đối với nhu cầu và giá thịt heo: Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, các hoạt động du lịch, trường học và nhà máy mở cửa trở lại sau dịch COVID-19 sẽ giúp tăng lượng tiêu thụ thịt heo. 

VCSC cho rằng giá thịt heo sẽ tăng, hoặc duy trì quanh mức giá hiện tại trong ngắn hạn do (1) dịch COVID-19 được kiểm soát tốt hơn, (2) nhu cầu thịt heo tăng, và (3) nguồn cung giảm. Do đó, đối tượng hưởng lợi chính sẽ là các công ty chăn nuôi lớn có khả năng thích ứng trong môi trường giá thức ăn chăn nuôi tăng cao.

Những đợt phát hành trái phiếu trong năm 2022 sẽ mang lại nguồn tiền mặt lớn cho BAF để đầu tư vào xây dựng nông trại chăn nuôi heo: BAF đang lên kế hoạch cho 2 đợt phát hành trái phiếu cho International Finance Corp (IFC) và 2 đợt phát hành trái phiếu khác cho các nhà đầu tư đại chúng trong năm 2022. Tổng giá trị phát hành khoảng 1,5 nghìn tỷ đồng và số vốn huy động sẽ chủ yếu tài trợ cho việc mở rộng nông trại chăn nuôi heo, theo BAF.

Tính đến cuối tháng 8/2022, BAF đã thực hiện 1 đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi cho IFC (trị giá 600 tỷ đồng) và 1 đợt phát hành cho các nhà đầu tư đại chúng (trị giá 300 tỷ đồng) trong khi 2 đợt phát hành còn lại vẫn đang chờ thực hiện.

Tính đến hiện tại, BAF đã công bố kế hoạch chi tiết đối với số vốn huy động từ đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi cho IFC (xây dựng 6 nông trại chăn nuôi heo mới, nâng tổng công suất chăn nuôi của BAF lên gần gấp đôi).

Ngoài ra, ban lãnh đạo cho biết mục đích sử dụng chính của nguồn vốn huy động từ tất cả các đợt phát hành trái phiếu là dùng cho việc xây dựng các nông trại nuôi heo mới. Do đó, VCSC dự báo phần lớn của khoản huy động 900 tỷ đồng từ các đợt phát hành trái phiếu còn lại cũng sẽ được sử dụng để xây dựng nông trại.

Khuyến nghị cổ phiếu 21/9: DGW, AST, VTP, BAF - Ảnh 4.

Biểu đồ giá cổ phiếu BAF trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị PVT: Mua với giá mục tiêu 26.800 đồng/CP

CTCK MB (MBS): Giá cước tàu dầu thô và sản phẩm lọc dầu đã tăng mạnh 18-25% từ đầu quý 3 trên nhiều tuyến vận tải, đặc biệt cước tàu dầu thô cỡ VLCC đã tăng mạnh đến 50%. Trung bình từ đầu năm, chỉ số cước tàu dầu thô Baltic (BIDY) tăng 104% và chỉ số cước tàu dầu sản phẩm (BITY) tăng 128% so với cùng kỳ 2021.

Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của Tổng CTCP Vận tải Dầu khí (PVT – sàn HOSE) cơ bản ổn định với doanh thu tăng 19%, lợi nhuận trước thuế tăng 1% so với cùng kỳ 2021. Lợi nhuận tăng chậm do giá vốn hàng bán và chi phí tài chính tăng nhanh, bên cạnh đó cùng kỳ có khoản lợi nhuận khác 43 tỷ đồng.

Điểm nhấn đầu tư: Chiến lược đầu tư tăng quy mô và trẻ hóa đội tàu với kế hoạch đầu tư thêm 14 tàu tải trọng 300-400 nghìn DWT với giá trị đầu tư khoảng 8.000 tỷ đồng: Trong 8 tháng đầu năm, Công ty đã đầu tư thêm 03 tàu mới với tải trọng gần 55.000 DWT.

Theo kế hoạch, Tổng công ty sẽ thực hiện đầu tư khoảng 14 tàu các loại giai đoạn 2021-2025, nhắm tới các tàu vận tải dầu thô lớn cỡ VLCC, Aframax, tàu khí hóa lỏng VLGC và các tàu sản phẩm cỡ trung 15,000-20,000 DWT.

Bên cạnh đó, giá cước vận tải dầu khí phục hồi từ đầu năm 2022 và tăng mạnh từ đầu quý III: Giá cước tăng nhờ quy mô vận tải dầu khí (tấn-kilomet) tăng lên (tăng 5%) khi nhu cầu dầu tăng (tăng 2,5%) và các tuyến vận tải phải đi vòng xa hơn do các lệnh trừng phạt cấm nhập dầu Nga từ Châu âu và Bắc Mỹ.

Ngoài ra, phát triển mở rộng sang lĩnh vực vận tải khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầy tiềm năng: Theo dự thảo Quy hoạch điện 8, nhu cầu sử dụng LNG khoảng 2,8 triệu tấn/năm 2025 và tăng lên 12 triệu tấn/năm vào 2030. Đây là thị trường vận tải mới đầy tiềm năng đối với công ty trong chiến lược phát triển dài hạn.

Trong 6 tháng cuối năm, cùng với việc mua thêm các tàu mới và giá cước thuê tàu tăng thêm, Chúng tôi dự báo doanh thu và lợi nhuận trước thuế 6 tháng cuối năm lần lượt đạt 4,640 tỷ đồng và 640 tỷ, đưa doanh thu và lợi nhuận trước thuế cả năm đạt 8.912 tỷ và 1.198 tỷ đồng, tăng 19% và 15% so với 2021.

Chúng tôi xác định giá mục tiêu của PVT vào khoảng 26.800 đồng/CP dựa trên phương pháp chiết khấu dòng tiền FCFF và so sánh PE, PB. Giá mục tiêu tương ứng với P/E forward là 11,3 lần, mức rất hấp dẫn.

Chúng tôi khuyến nghị mua đối với cổ phiếu PVT với giá mục tiêu 26.800 đồng trên cơ sở Giá thuê tàu dầu thô và dầu sản phẩm tăng mạnh 104-128% từ đầu năm 2022; Đội tàu được đầu tư tăng quy mô và trẻ hóa sẽ làm tăng hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm tới; Tiềm năng phát triển to lớn của lĩnh vực vận tải khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) trong dài hạn.

Khuyến nghị cổ phiếu 21/9: DGW, AST, VTP, BAF, PVT, MWG, TNG - Ảnh 5.

Biểu đồ giá cổ phiếu PVT trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị MWG: Mua với giá mục tiêu 96.100 đồng/CP

CTCK Vietcombank (VCBS): Kết thúc 7 tháng đầu năm 2022, CTCP Thế giới di động (MWG – sàn HOSE) ghi nhận doanh thu thuần đạt 81.870 tỷ đồng (tăng 13,7% so với cùng kỳ) và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng (tăng 3,5%).

Kết quả kinh doanh 7 tháng đầu năm 2022 chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ do tăng trưởng mảng gia dụng không tốt như dự kiến và hoạt động đóng cửa hơn 400 cửa hàng Bách Hóa Xanh.

Đóng góp trong lợi nhuận sau thuế chủ yếu vẫn đến từ mảng ICT & CE (tăng 38%) thể hiện sự vượt trội của MWG so với thị trường, tuy nhiên chuỗi Bách hóa xanh lỗ nhiều hơn dự kiến khiến lợi nhuận sau thuế 6 tháng năm 2022 chỉ tăng 1% so với cùng kỳ.

Chúng tôi cho rằng MWG sẽ khó có khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh năm 2022, tuy nhiên tích cực về triển vọng 2023 khi những gì xấu nhất về Bách hóa xanh đã được phản ánh hết.

VCBS dự phóng doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của MWG đạt 138.817 (tăng 13% so với năm trước) và 5.394 (tăng 10%) tỷ đồng cho cả năm 2022, năm 2023 đạt lần lượt 170.854 và 7.506 tỷ đồng, tăng trưởng 23% và 39% trên nền thấp của năm trước.

Sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền và định giá từng phần, VCBS ước tính giá trị hợp lý của cổ phiếu MWG là 96.100 đồng/CP, tương ứng với P/E fwd 18 lần. Chúng tôi xin đưa ra khuyến nghị mua đối với cổ phiếu MWG, tiềm năng tăng giá 33%.

Khuyến nghị cổ phiếu 21/9: DGW, AST, VTP, BAF, PVT, MWG, TNG - Ảnh 6.

Biểu đồ giá cổ phiếu MWG trong 1 tháng qua.

Khuyến nghị TNG: Khả quan

CTCK KIS Việt Nam (KIS): Ngày 19/09 vừa qua, Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (TNG – sàn HNX) đã công bố báo cáo tài chính tháng 8 với kết quả kinh doanh khá tích cực. Cụ thể, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 697 tỷ đồng (tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái) và lợi nhuận sau thuế đạt 37.6 tỷ đồng (tăng 31%) nhờ số lượng đơn hàng gia tăng từ các thị trường chủ chốt như Hoa Kỳ và EU.

Trong 8 tháng đầu năm, TNG ghi nhận doanh thu lũy kế đạt 4.705 tỷ đồng (tăng 33%) và lợi nhuận sau thuế lũy kế đạt 204 tỷ đồng (tăng 44% so với cùng kỳ năm ngoái), tương ứng hoàn thành 78% và 73% kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2022.

Về cơ cấu doanh thu, xuất khẩu chiếm tỷ trọng vượt trội với 99% trên tổng doanh thu của TNG trong tháng 8 khi mang về 687 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu từ thị trường nội địa chỉ chiếm 1% trên tổng doanh thu và đạt 10 tỷ đồng.

Hoa Kỳ tiếp tục củng cố vị thế là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Công ty khi chiếm đến 40% tổng doanh thu. Theo sau là thị trường Pháp và Nga với lần lượt là 29% và 7%.

Chúng tôi kỳ vọng xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sẽ chậm lại trong các tháng cuối năm do bị ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình lạm phát leo thang tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt, làm cho người tiêu dùng thắt chặt hầu bao cho các sản phẩm không thiết yếu.

Tuy nhiên, với số lượng đơn hàng đã nhận gần đủ cho quý IV năm nay và vị thế hàng đầu trong ngành may mặc, chúng tôi tin rằng TNG sẽ giữ vững đà tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong thời gian cuối năm để đạt được và thậm chí vượt kế hoạch đã đề ra cho năm 2022.

Khuyến nghị cổ phiếu 21/9: DGW, AST, VTP, BAF, PVT, MWG, TNG - Ảnh 7.

Biểu đồ giá cổ phiếu TNG trong 1 tháng qua.

Thông tin bài viết là nguồn thông tin tham khảo. Các công ty chứng khoán đều có khuyến cáo miễn trách nhiệm đối với những nhận định trên.

TRUNG HIẾU
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement