Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Không phải COVID, nỗi sợ lớn nhất của Phố Wall là kinh tế Mỹ phục hồi quá ‘nóng’

Kinh tế thế giới

17/03/2021 21:42

Mối lo sợ COVID-19 từng làm rung chuyển Phố Wall vào tháng Ba năm ngoái. Chỉ số Dow Jones đổ sập gần 3.000 điểm đúng vào ngày này một năm trước. Nhưng hiện tại, đó lại không phải là mối quan ngại lớn nhất với "bộ não" tài chính của nước Mỹ.
news

12 tháng sau đó, cuộc khủng hoảng sức khỏe vẫn chưa kết thúc, nhưng các nhà đầu tư ngày càng tin tưởng rằng nó sẽ sớm xảy ra.

Khi COVID-19 không còn là nỗi sợ số 1

Lần đầu tiên kể từ tháng 2/2020, COVID-19 không còn là nỗi sợ hãi số một với các nhà quản lý danh mục đầu tư tại Mỹ, theo khảo sát vừa công bố ngày 16/3 của Ngân hàng Mỹ (Bank of America - BoA)

Nếu có bất cứ nỗi lo sợ gì, thì các nhà đầu tư giàu kinh nghiệm hiện đang e ngại rằng nền kinh tế Mỹ có thể phục hồi nhanh chóng đến mức quá “nóng”.

bull.jpg
Tượng con bò, một biểu tượng của Phố Wall, "đeo khẩu trang" giữa dịch COVID-19. Ảnh: AFP/Getty Images

Theo kết quả thăm dò của BoA, lạm phát hiện là rủi ro hàng đầu. Mối quan tâm phổ biến thứ hai là những đợt "taper tantrum" (chỉ sự tụt dốc mạnh của thị trường chứng khoán và giá trị đồng tiền khi nhà đầu tư quốc tế rút vốn) nhỏ, xảy ra khi thị trường hoang mang trước lợi suất trái phiếu tăng vọt.

Những kết quả trên cho thấy tình hình đã thay đổi đáng kể ra sao trong một năm qua. Sự tự tin đang tăng lên nhờ chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID, việc nới lỏng các hạn chế phòng dịch và sự hỗ trợ lớn chưa từng có từ chính phủ liên bang.

“Tâm lý của các nhà đầu tư rõ ràng đã mạnh mẽ hơn”, các chiến lược gia của Ngân hàng Mỹ viết trong báo cáo công bố ngày 16/3.

Chứng khoán Mỹ phục hồi nhanh chóng. Chỉ số Dow Jones từng chạm đáy ở mức 18.592 điểm vào ngày 23/3/2020, đã tăng tới 77% kể từ đó. Chỉ số NASDAQ thì tăng gấp đôi trong cùng khoảng thời gian.

Nền kinh tế “nóng” nhất trong nhiều thập kỷ

Các nhà kinh tế học cũng rất lạc quan, đặc biệt khi chính phủ đang hỗ trợ nhiều hơn cho nền kinh tế so với những suy đoán vài tháng trước. Mới đây, Quốc hội Mỹ vừa thông qua Kế hoạch Giải cứu nước Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD của Tổng thống Joe Biden.

Chú thích ảnh
Sau gói kích thích khổng lồ của Tổng thống Biden (ảnh), tăng trưởng kinh tế Mỹ có thể sánh ngang với Trung Quốc lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ. Ảnh: Getty Images

Tập đoàn Goldmand Sachs đang dự báo nền kinh tế Mỹ sẽ đạt mức tăng trưởng 7% trong năm 2021, ngang ngửa với Trung Quốc. Nếu đúng như vậy, đây sẽ là tốc độ tăng trưởng nhanh nhất đối với Mỹ kể từ năm 1984. Goldman Sachs cũng kỳ vọng nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trên 8% vào cuối năm 2021, so với cuối năm 2020. Theo thước đo này, đây sẽ là mức tăng trưởng GDP cao nhất của Mỹ kể từ năm 1965. 

Gần một nửa (48%) các nhà quản lý quỹ được Ngân hàng Mỹ thăm dò ý kiến đang kỳ vọng nền kinh tế sẽ phục hồi theo hình chữ V. Tỉ lệ này tăng mạnh so với chỉ 10% dự đoán như vậy vào tháng 5/2020.

Chưa hết, một tỷ lệ kỷ lục 91% các nhà đầu tư sành sỏi đặt kỳ vọng vào một nền kinh tế mạnh hơn, vượt qua cả niềm tin từng có sau khi chính sách cắt giảm thuế của cựu Tổng thống Trump được thông qua vào cuối năm 2017.

Lo ngại lạm phát tăng cao

Nhưng tất cả sự lạc quan đó đang khiến một số chuyên gia ở Phố Wall lo ngại rằng nền kinh tế có thể phát triển quá "nóng".

Nỗi sợ lớn nhất là lạm phát trỗi dậy khiến Cục Dự trữ liên bang (FED) phải nhanh chóng tăng lãi suất, làm cắt ngắn cuộc phục hồi kinh tế và bùng nổ thị trường.

Đó chính là những gì đã xảy ra vào thập niên 1970 và đầu 1980 khi Ngân hàng trung ương Mỹ chế ngự lạm phát bằng những đợt tăng lãi suất mạnh mẽ.

Chú thích ảnh
Phố Wall đang đứng trước kỳ vọng kinh tế Mỹ hồi phục mạnh mẽ, đồng thời với mối lo lạm phát tăng cao. Ảnh: CNN

Theo thăm dò của BoA, có tới 93% các nhà quản lý quỹ dự đoán lạm phát toàn cầu sẽ tăng cao hơn trong 12 tháng tới. 

Tuy nhiên, giới chức Mỹ đã nhanh chóng trấn an lo ngại lạm phát. Cuối tuần qua, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho biết lạm phát có thể tăng cao hơn, nhưng chỉ là tạm thời.

Bà Yellen nói với ABC: “Mức lạm phát cao kéo dài như chúng ta đã từng chứng kiến trong những năm 1970, tôi hoàn toàn không mong đợi điều đó”.

Ed Yardeni, Chủ tịch công ty tư vấn đầu tư Yardeni Research, cũng không quá lo lắng về tình trạng lạm phát tăng cao vì khoảng 10 triệu công nhân Mỹ vẫn đang thất nghiệp do đại dịch.

"Theo quan điểm của chúng tôi, một vòng xoáy giá cả - tiền lương theo kiểu những năm 1970 khó có thể xảy ra lúc này, bất chấp hỗ trợ vượt trội về tài chính và tiền tệ của chính phủ", ông Yardeni viết trong một lưu ý cho khách hàng hôm 15/3.

Chú thích ảnh
Kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tăng trưởng "nóng", ngang với Trung Quốc trong năm 2021. Ảnh: Getty Images

Rủi ro bán tháo trái phiếu

Một rủi ro khác là kịch bản lặp lại đợt "taper tantrum" năm 2013, khi lợi suất trái phiếu kho bạc tăng đột biến sau khi FED báo hiệu rằng họ sẽ giảm dần việc mua trái phiếu do nền kinh tế phục hồi. Lãi suất kho bạc cao hơn có thể khiến cho cổ phiếu kém hấp dẫn hơn khi so sánh.

Sau khi giảm xuống 0,3% vào mùa Xuân năm ngoái, lãi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm gần đây đã tăng lên 1,6%. Lợi suất tăng đột biến khiến các nhà đầu tư bất an, đẩy chứng khoán Mỹ giảm mạnh trước khi tăng trở lại.

Diễn biến gần đây trên thị trường tài chính cũng đang làm dấy lên lo ngại về hành vi giống như bong bóng. Các nhà đầu tư đang đổ một lượng lớn tiền mặt vào các công ty vỏ bọc được gọi là SPAC. 

Tuy nhiên, các nhà đầu tư chuyên nghiệp không nhìn thấy bong bóng, hoặc ít nhất là chưa thấy. Theo khảo sát của Ngân hàng Mỹ, chỉ 15% nhà đầu tư cho rằng thị trường chứng khoán Mỹ đang trong tình trạng bong bóng; 1/4 nói rằng thị trường chứng khoán đang ở trong giai đoạn đầu tăng giá, trong khi 55% nhận định đang ở trong giai đoạn cuối tăng giá.

THU HẰNG
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ