Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Không nên đo đếm Tết cổ truyền Việt về kinh tế!

Dân sinh

23/01/2017 05:29

Không nên đo đếm một sinh hoạt văn hóa quan trọng như ngày Tết âm lịch bằng việc xem xét dưới góc độ kinh tế về tính lãng phí. Tết âm lịch là một cái gì đó rất thiêng liêng...".

Trao đổi vớiTuổi Trẻ, nhà nghiên cứu dân tộc học VN, TS Nguyễn Văn Huy (giám đốc chuyên môn Trung tâm Di sản các nhà khoa học VN) chia sẻ những suy nghĩ của ông về tập tục Tết cổ truyền Việt.

Ông nói:

- Không nên đo đếm một sinh hoạt văn hóa quan trọng như ngày Tết âm lịch bằng việc xem xét dưới góc độ kinh tế về tính lãng phí. Tết âm lịch là một cái gì đó rất thiêng liêng, ăn sâu vào tiềm thức của người Việt từ ngàn xưa. Một tập tục đẹp, có ý nghĩa nhân văn rất lớn với cả người đã khuất lẫn cả người đang sống, từ già đến trẻ.

Tết âm lịch còn gắn với sự tuần hoàn của vũ trụ, về những chu kỳ của Mặt trời, Mặt trăng phù hợp với thời tiết, khí hậu của nước ta. Tết âm lịch là một sinh hoạt văn hóa phi vật thể đặc sắc, độc đáo và phổ biến nhất của nước ta.

* Theo ông, những nét văn hóa dân tộc độc đáo nào của Tết cổ truyền VN cần được chú trọng để duy trì, phát triển bởi nó sẽ là nền tảng giữ gìn văn hóa dân tộc bền vững?

- Nét đẹp của Tết cổ truyền là mời ông bà, tổ tiên về với con cháu. Tết, con cái về với cha mẹ, ông bà. Tết với thầy. Tết của con trẻ. Tính nhân văn đó nay được nhân thêm với tết cho người nghèo, khó.

* Những gì nên hạn chế từ quản lý đến ý thức người dân để Tết cổ truyền không thành một khoảng thời gian “ăn chơi 
cho đã”?

- Nên hạn chế cờ bạc, rượu chè be bét và đặc biệt ăn chơi cả tháng. Hết tết nên bắt tay vào việc ngay là phong cách mới cần xây dựng. Đây là điều chúng ta vẫn thường nói, nhưng không phải ai cũng làm được.

* Tết kéo theo lễ hội, tháng giêng là tháng ăn chơi... Lễ hội kéo dài khắp trong Nam ngoài Bắc có phải là một nét văn hóa của dân tộc, hay phải nhìn nó như một sự... lạc hậu, kém 
văn minh?

- Văn hóa VN trước hết và cội nguồn của nó là văn hóa làng. Nhà, làng, nước là kết cấu văn hóa cổ truyền của người Việt.

Mỗi làng có những phong tục, tập quán riêng và đặc biệt có vị thành hoàng, vị thần bảo hộ cho dân làng riêng. Hằng năm, dân làng mở hội để cầu mong vị thành hoàng làng tiếp tục bảo vệ và phù hộ cho dân làng bình an, mùa màng tươi tốt, công việc hanh thông...

Cả làng cùng chuẩn bị hội, cùng chăm sóc đình làng hay miếu, nơi thờ các vị thần linh và tổ chức rước các vị. Đó là một nét văn hóa đẹp nhất của người Việt, sao lại nghĩ nó lạc hậu, kém văn minh?

Nhiều làng, mỗi làng mở hội của mình mà thời gian theo tập tục, thường vào các ngày giỗ hay ngày sinh của vị thần. Cho nên người ta cảm thấy hội kéo dài, nhưng thực thì chỉ là hội của làng. Dân làng nào phục vụ hội làng ấy.

Một số hội có tính khu vực thì thu hút dân trong khu vực. Tôi thấy các hội làng là sinh hoạt không thể và không nên thay thế bởi nó đáp ứng nhu cầu của nhân dân.

Đi lễ chùa ngày đầu năm là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Trong ảnh: một gia đình đi lễ chùa Thiên Mụ (Huế) sáng sớm mùng 1 tết 2016 - Ảnh: CHÂU ANH

* Đúng là không thể phủ nhận có rất nhiều lễ hội gắn với thời tiết, mùa màng, cảnh quan thiên nhiên như lễ hội chùa Hương, lễ hội Chử Đồng Tử... nhưng cũng không ít lễ hội khiến người dân phản ứng như tục chém lợn, lễ chọi trâu... Ông nghĩ có nên “chỉnh đốn” lễ hội bằng quan điểm văn hóa mới từ cấp quản lý địa phương?

- Mỗi làng có phong tục riêng của mình và truyền từ biết bao đời nay. Các phong tục hiến sinh là rất đặc sắc với mỗi hội. Mỗi làng đều có lý do giải thích vì sao lại có tập tục như vậy, dân làng thì tin và làm theo.

Các tập tục hiến sinh này thường chỉ bó hẹp trong phạm vi dân làng, một cộng đồng rất nhỏ. Tôi rất tiếc nhiều khi truyền thông làm cho nó to chuyện lên như chuyện “chém lợn”, chọi trâu. Chọi trâu ở những nơi có truyền thống thì không sao, nhưng chọi trâu để kinh doanh thì cần chỉnh đốn.

* Những biến tướng của lễ hội như lễ hội đền Trần thành nơi cầu bổng lộc quan trường, đền Bà Chúa Kho là nơi vay tiền ảo để kinh doanh thật... theo ông có đáng lo ngại, lỗi tại ai và có cách nào “sửa chữa” không?

- Đến đền Bà Chúa Kho là một nhu cầu của xã hội. Hãy tạo điều kiện để thỏa mãn các nhu cầu ấy. Những người đi lễ sẽ tự điều chỉnh hành vi của mình theo nhận thức và dư luận xã hội. Một số nơi muốn khuếch trương du lịch đã làm thay đổi hoặc biến tướng ý nghĩa của hội làng, hội đền.

Trải qua mấy thập kỷ rồi, những thay đổi như vậy vẫn tiếp diễn và đúng là có cái đáng lo ngại thật. Điều quan trọng là hội làng thì cứ để dân làng lo liệu, đừng biến thành công việc riêng của Nhà nước. Các quan chức, nhất là quan chức cấp cao, nếu có dự cũng nên đi với tư cách cá nhân, tốt nhất là không nên đến vào những ngày nhạy cảm nhất...

* Cách nào để mỗi địa phương có thể làm tốt nhất việc của mình khi chọn cách “ứng xử” với lễ hội quê mình, để dân yên mà quê phát triển?

- Cách ứng xử tốt nhất với các hội làng (tôi không muốn gọi lễ hội, mà là hội làng như xưa vẫn gọi) là hãy khuyến khích dân làng làm chủ hội làng của mình bằng việc tham gia các quyết định liên quan đến sự thay đổi, bổ sung bất cứ tập tục nào liên quan đến truyền thống hội làng của mình. Có vậy hội làng mới là của dân làng và người ta mới quan tâm bảo vệ.

Theo CÁT KHUÊ (Tuổi trẻ)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement