Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Không nên bán nhà, bán xe hay vay nặng lãi để bỏ tiền vào startup

Doanh nghiệp

15/02/2018 11:45

Phải thuyết phục được người khác tin vào ý tưởng của mình. Nếu không thuyết phục được ai thì nhìn lại ý tưởng của mình có thực sự hấp dẫn hay không.

Theo thống kê, năm 2016, đầu tư vào startup khu vực Đông Nam Á là khoảng 1,5 tỉ USD nhưng startup tại Việt Nam chỉ nhận được dưới 100 triệu USD, 80% còn lại là tại Indonesia và Singapore. 

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Giám đốc quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam và Thái Lan cho biết, ở Việt Nam đã có những công ty gọi vốn được hàng chục triệu USD nhưng hàng trăm triệu USD thì chưa có. Các công ty này chủ yếu tập trung ở Indonesia.

Lý giải việc các startup Việt khó huy động nguồn vốn lớn, ông Dũng chỉ ra rằng, theo quy luật nguồn vốn startup sẽ chảy từ thị trường lớn sang thị trường nhỏ. Từ Mỹ, sang Nhật, tới Trung Quốc, Ấn Độ rồi mới tới Đông Nam Á. Ở Đông Nam Á, Indonesia là thị trường lớn nhất, GDP của họ gấp 4,5 lần Việt Nam, tiếp theo tới Thái Lan.

Mặt khác, chính sách hỗ trợ startup tại các quốc gia như Indonesia, Malaysia, Thái Lan tốt hơn so với Việt Nam. Thị trường Việt Nam tiềm ẩn những rủi ro lớn, nhiều thủ tục, giấy phép con…. Ở Singapore, chỉ 1 tuần là giải quyết xong các thủ tục và giải ngân. Ở Thái Lan là 1 tháng nhưng ở Việt Nam, thông thường phải mất từ 8 tháng tới 1 năm.

Nhiệm vụ của một doanh nghiệp khởi nghiệp không phải là đi giảng giải để biến một người không tin trở thành người tin vào ý tưởng của mình.
Nhiệm vụ của một doanh nghiệp khởi nghiệp không phải là đi giảng giải để biến một người không tin trở thành người tin vào ý tưởng của mình.

“Chỉ những nhà đầu tư kiên nhẫn nhất mới có thể đầu tư vào thị trường Việt Nam bởi thời gian giải ngân 50.000 USD và 100 triệu USD là như nhau”, ông Dũng nói.

Một vấn đề nữa là mức độ cọ sát của các startup Việt Nam rất ít. Tư duy của các startup Việt Nam khá đóng, họ không dám cung cấp thông tin và bị động trong việc tiếp xúc với nhà đầu tư.

“Kinh nghiệm kêu gọi một số vốn nhỏ của các startup đã ít, làm sao có thể kêu gọi đầu tư một số vốn lớn. Ngoài ra, vấn đề thoái vốn đầu tư ở Việt Nam cũng rất khó khăn. Nhà đầu tư sẽ chọn những thị trường dễ thu hồi vốn hơn, đó có thể là Indonesia, Singapore, Thái Lan…, ông Dũng chia sẽ.

Còn ông Đỗ Hoài Nam, Co-founder UP Co-working Space chia sẻ khi gặp gỡ, nhiều startup ngay lập tức yêu cầu anh phải ký thỏa thuận không tiết lộ (NDA). Lý do là vì startup thường nghĩ rằng ý tưởng của mình rất độc đáo. 

“Tuy nhiên, những nhà đầu tư như chúng tôi, mỗi ngày có thể nhận được hàng chục ý tưởng gửi đến nhưng rất ít ý tưởng thực sự độc đáo. Bên cạnh đó, nguyên tắc chung của các nhà đầu tư là không bao giờ ký NDA. Việc yêu cầu nhà đầu tư ký NDA cho thấy nhà sáng lập còn thiếu kinh nghiệm và chưa hiểu câu chuyện đầu tư là như thế nào”, ông Đỗ Hoài Nam nói. 

Một cái sai nữa là nhiều startup nói với nhà đầu tư rằng: “Anh cứ yên tâm bỏ tiền. Em dồn hết tiền, em đã vay bố mẹ, bán xe bán cộ bỏ hết vào đây, anh cứ yên tâm”. 

Co-founder UP Co-working Space Đỗ Hoài Nam cho biết: “Nghe như thế thì tôi lại rất không yên tâm. Các bạn cho rằng người ta đưa tiền cho mình thì người ta phải tin mình và nếu muốn người ta tin mình thì phải dám bỏ tiền của mình vào trước”. 

“Các startup phải hiểu rằng, cơ hội tốt nhất cho bạn chưa chắc là cơ hội tốt nhất cho tôi. Vì vậy, vấn đề là làm sao để nhà đầu tư nghĩ rằng đấy cũng là cơ hội tốt cho họ”, ông Nam nhấn mạnh.

Theo ông Nam, nếu bạn gọi được 10.000 USD của một nhà đầu tư sẽ giúp ông tin tưởng hơn việc tự bạn bỏ vào 100.000 USD. Khi đó, ông sẽ phải nhìn nhận kỹ hơn và cơ hội được đầu tư của các bạn cũng cao hơn rất nhiều.

“Tuyệt nhiên các bạn không nên bán nhà, bán xe, vay nặng lãi để bỏ vào khởi nghiệp. Quan trọng là phải thuyết phục được người khác tin vào ý tưởng của mình. Nếu không thuyết phục được ai thì cũng là bài học để nhìn lại ý tưởng của mình có thực sự hấp dẫn hay không”, ông Nam khẳng định.

Ông cho rằng: “Nhiệm vụ của một doanh nghiệp khởi nghiệp không phải là đi giảng giải để biến một người không tin trở thành người tin vào ý tưởng của mình. Nhiệm vụ của các bạn là đi tìm những người sẵn sàng tin tưởng để hỗ trợ mình”.

NGỌC DIỄM
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement