25/06/2017 06:29
Không muốn bị rạn bụng, mẹ bầu hãy nhớ làm 3 việc này!
Rạn da phần bụng khi mang thai là vấn đề khiến các mẹ bầu đau đầu. Thay vì đợi đến khi vết rạn xấu xí xuất hiện rồi mới giải quyết, mẹ bầu hãy tìm cách phòng tránh ngay từ đầu thai kỳ.
Thông thường, trước hoặc sau tháng thứ 6 của thai kỳ, do thay đổi của hormone cùng với sự phát triển nhanh của thai nhi nên bụng mẹ sẽ to lên đáng kể. Điều này khiến các sợi đàn hồi và sợi collagen trên da bị vỡ, từ đó xuất hiện vết rạn. Màu sắc và kích thước vết rạn của mỗi người là khác nhau tùy cơ địa.
Sau khi sinh, màu sắc vết rạn sẽ nhạt dần nhưng vẫn khiến chị emphụ nữmất tự tin. Vì vậy, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, mẹ bầu hãy tham khảo các phương pháp phòng tránh rạn bụng dưới đây.
Sử dụng đai nịt bụng
Khi bụng bắt đầu lớn hơn, mẹ bầu nên sử dụng đai nịt bụng để giảm bớt trọng lượng, tránh việc bụng nặng, xệ xuống gây rạn da. Ngoài ra, đai nịt bụng cũng giúp mẹ bầu thuận tiện hơn trong di chuyển khi bụng to, tránh cong vẹo cột sống. Khi mua đai nịt, mẹ bầu nên tìm hiểu kỹ chất lượng cũng như cách sử dụng đai để không ảnh hưởng đến thai nhi.
Dưỡng da cho vùng bụng
Ngay từ tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu nên thoa dầu oliu, dầu dừa hoặc vitamin E đều đặn 2-3 lần/ngày lên vùng bụng. Điều này giúp tăng tính đàn hồi của da, từ đó ngăn cản sự xuất hiện của vết rạn da. Bên cạnh đó, mẹ bầu lưu ý nên uống đủ nước hàng ngày để giữ ẩm cho làn da.
Kiểm soát cân nặng
Tăng cân nhiều, nhanh trong thai kỳ không chỉ khiến mẹ bầu bị rạn da mà còn có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng hơn như tiểu đường, tiền sản giật, cao huyết áp, sinh non…
Để kiểm soát cân nặng trong thai kỳ, mẹ bầu cần có chế độ ăn hợp lý, giảm bớt tinh bột, tăng thực phẩm nhiều đạm như thịt bò, tôm, cua, cá…Đặc biệt, ăn nhiều rau xanh, hoa quả sẽ giúp thai phụ cải thiện sức đề kháng, dễ tiêu hóa, tránh béo phì.
Ngoài ra,những bài tập thể dụcnhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng, tăng cường sức khỏe và vượt cạn dễ dàng hơn.
Advertisement
Advertisement
Đọc tiếp