Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Không có chuyện 'hơn 26 người Việt làm việc bằng 1 người Singapore'

Thị trường 24h

23/05/2017 08:19

Mới đây sau khi trích dẫn bài phát biểu của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV một số tờ báo kinh tế trong nước đã cho rằng hơn 26 người Việt làm việc mới bằng 1 người Singapore...

Cụ thể, sau khi trích dẫn số liệu, tờ báo kinh tế nói trên viết: "Con số thống kê gần nhất thể hiện sự thua kém này là ở năm 2015, người ra thấy rằng năng suất lao động của Việt Nam theo giá hiện hành chỉ bằng 3,8% của Singapore; 17,4% Malaysia;36,6% Thái Lan;51,8% của Philippines và bằng 50,2% Indonesia.

Các con số trên có thể được hiểu một cách đơn giản: Hơn 26 người Việt làm việc bằng 1 người Singapore, gần 6 người Việt làm việc bằng 1 người Malaysia, gần 3 người Việt làm việc bằng 1 người Thái Lan, và 2 người Việt thì làm việc bằng 1 người Philippines hay 1 người Indonesia".

Đây là một cách so sánh hoàn toàn sai, không đúng bản chất khái niệm "năng suất lao động" trong báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh. Và đây không phải lần đầu tiên truyền thông nước ta so sánh sai như vậy.

Để hiểu tại sao bài viết trên chưa đúng thì đây là những dẫn chứng. Theo báo cáo của Mobifone, công ty này có năng suất lao động bình quân trong năm 2016 là 9,6 tỷ đồng. Nếu so sánh như cách viết của bài báo trên thì hơn 4 người Singapore (năng suất lao động bình quân đạt 2,223 tỷ đồng) làm việc bằng 1 lao động của Mobifone. Tất nhiên, sẽ không ai hiểu theo cách này được.

Vậy thực tế "năng suất lao động" được viết từ đầu là gì? Đó là một câu hỏi đúng cho bản chất của sự hiểu sai này.

Bên trong một nhà máy may tại Việt Nam.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): "Năng suất lao động thường được định nghĩa là số lượng sản phẩm (GDP) được tạo ra trên một đơn vị người lao động làm việc (hoặc trên mỗi giờ lao động). Theo hướng dẫn về đo lường năng suất của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế), năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là thông số phổ biến nhất để tính toán năng suất lao động.

Để tính được năng suất lao động tổng, ILO sử dụng số liệu có thể so sánh được trên bình diện quốc tế lấy từ Các chỉ số Phát triển Thế giới (World Development Indicators) của Ngân hàng Thế giới (để tính GDP theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity, hoặc PPP$)) và Mô hình Kinh tế lượng về Xu hướng của ILO (để tính tổng số việc làm)".

Với lời giải thích nói trên của ILO thì "năng suất lao động" mà chúng ta đang đề cập đến trên thực tế là một cách tính GDP theo đầu người lao động, chứ không phải là năng suất lao động thực tế của một lao động cụ thể.

ILO cũng cho biết,chỉ số về năng suất lao động chủ yếu là để tham khảo, tính lương và cho biết mức độ phát triển của một nền kinh tế.

"Năng suất lao động dựa trên giá trị gia tăng là một chỉ số gián tiếp tốt thể hiện mức độ phát triển của nền kinh tế của một quốc gia. Khi phân tích các thị trường lao động, chỉ số này thường được ưa chuộng hơn chỉ số về GDP trên đầu người (GDP trên đầu người được tính bằng tổng GDP chia cho tổng dân số, bao gồm cả trẻ em và người hưởng lương hưu).

Năng suất lao động là một thông số quan trọng làm cơ sở để xác định mức lương. Báo cáo mới đây của ILO/ADB về Cộng đồng ASEAN 2015* cho thấy những quốc gia có năng suất lao động cao thường có mức lương cao hơn", báo cáo của ILO khẳng định.

Chưa hết, chính tổ chức ILO cũng lo ngại mọi người hiểu sai về chỉ số "năng suất lao động" và đã đưa ra cảnh báo rằng không thể dùng chỉ số này để so sánh mức độ chuyên cần của những người làm việc tại các nước khác nhau hoặc giữa những ngành nghề, công ty khác nhau.

"Không thể đánh giá năng suất lao động thông qua trực quan như vậy. Năng suất lao động của một quốc gia hầu như không thể phản ánh mức độ chuyên cần và khả năng của người lao động của quốc gia đó. Năng suất lao động tổng cũng không cho thấy được sự khác nhau về năng suất lao động giữa các ngành, nghề và đặc biệt là các nhóm doanh nghiệp.

Năng suất lao động của một quốc gia trước hết phụ thuộc vào mức độ hiệu quả sử dụng lao động kết hợp với các yếu tố sản xuất khác, như máy móc và công nghệ, và lượng máy móc và công nghệ mà một người lao động của quốc gia đó được sử dụng.

Bởi vậy nếu từ các thống kê về năng suất lao động mà kết luận rằng người lao động ở Malaysia hoặc Singapore có thể tạo ra một sản phẩm cụ thể nào đó nhanh hơn người lao động ở Việt Nam là không đúng", ILO cho hay.

THIÊN HÀ
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement