Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Không chủ quan với bệnh đậu mùa khỉ

Sức khỏe

27/09/2023 09:45

Bộ Y tế vừa có văn bản đề nghị các đơn vị liên quan nhanh chóng xác định nguồn lây, tăng cường công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ sau khi Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca mắc.

Trước đó thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ngày 23/9, TPHCM ghi nhận 1 trường hợp là nam, 25 tuổi, thường trú tại Đồng Nai (hiện đang tạm trú tại TPHCM) dương tính với bệnh đậu mùa khỉ. Trong 1 tuần gần đây, bệnh nhân có tiếp xúc với bạn gái tạm trú tại tỉnh Bình Dương, được biết, trường hợp này cũng đã được xác định dương tính với đậu mùa khỉ.

Nguồn lây bệnh

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus) gây ra. Bệnh có triệu chứng gần giống bệnh đậu mùa ở người, nhưng mức độ lây lan chậm hơn và mức độ bệnh cũng nhẹ hơn.

Ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên được ghi nhận trên người vào năm 1970 tại Cộng hòa Dân chủ Congo. Trong khi bệnh đậu mùa ở người đã được thanh toán trên toàn thế giới từ năm 1980 nhờ chiến dịch tiêm chủng vaccine thì bệnh đậu mùa khỉ lại trở thành căn bệnh lưu hành tại nhiều quốc gia khu vực Trung Phi và Tây Phi, thỉnh thoảng có các đợt dịch nhỏ bùng phát.

Không chủ quan với bệnh đậu mùa khỉ - Ảnh 1.

Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh lây truyền từ động vật sang người do virus đậu mùa khỉ.

Người bệnh và người nhiễm virus đậu mùa khỉ cũng là một nguồn bệnh quan trọng.

- Bệnh lây truyền từ động vật sang người khi có tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết cơ thể hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ngoài da niêm mạc của động vật nhiễm virus.

- Bệnh cũng có thể lây truyền do ăn phải thịt động vật bị nhiễm virus đậu mùa khỉ chưa được nấu chín.

- Bệnh cũng lây truyền từ người bệnh sang người lành khi có tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương ngoài da, chất tiết, chất thải đường hô hấp, giọt bắn của người mắc bệnh đậu mùa khỉ

- Bệnh cũng có thể lây truyền gián tiếp hoặc thông qua các vật dụng, đồ dùng sinh hoạt của người bệnh có chứa mầm bệnh như khăn mặt, chăn, ga trải giường.

- Lây truyền mẹ con cũng có thể xảy ra qua đường dây rốn từ mẹ sang thai nhi hoặc do tiếp xúc với các chất tiết sinh học trong và sau quá trình sinh nở.

Không để xảy ra lây nhiễm chéo

PGS.TS Trần Đắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng sự kiện y tế công cộng nhận định, hiện ca mắc đậu mùa khỉ mới chưa rõ nguồn lây. Do đó, cần giám sát, điều tra dịch tễ xem trường hợp này có tiếp xúc với những người đi từ vùng dịch về không. 

Ngoài ra, cần giám sát ở cộng đồng xem có bệnh nhân nào mới không. Từ đó, giúp đánh giá, xem nguy cơ lây lan bệnh. Mặt khác, cần tăng cường giám sát ở cửa khẩu, đặc biệt là những người từ vùng dịch về.

PGS.TS cho rằng, người dân không nên quá hoang mang, nhưng cũng tuyệt đối không được chủ quan, nguy cơ bùng phát bệnh đậu mùa khỉ thành dịch lớn là thấp. Bởi đây không phải là bệnh lây trong những nhóm cộng đồng lớn. Điều cần thiết là đánh giá nguy cơ. Nguy cơ đến đâu, đáp ứng đến đó.

Tổ chức điều trị trường hợp dương tính, tránh tử vong, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế trong quá trình chăm sóc, điều trị.

Không chủ quan với bệnh đậu mùa khỉ - Ảnh 2.

6 khuyến cáo phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ ở nước ta. Nguồn: SKĐS

Đối với Viện Pasteur TPHCM, Cục Y tế dự phòng đề nghị hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời về chuyên môn, kỹ thuật các địa phương trong công tác giám sát, lấy mẫu, chẩn đoán và khoanh vùng xử lý ổ dịch bệnh đậu mùa khỉ.

Dự phòng bệnh đậu mùa khỉ

Để phòng bệnh cần giảm nguy cơ lây nhiễm từ động vật sang người bằng cách hạn chế hoặc cấm buôn bán, nhập khẩu các loại động vật linh trưởng, gặm nhấm.

- Không ăn tiết canh, thịt động vật nấu chưa chín kỹ. Thận trọng khi tiếp xúc gần, trực tiếp với các loại động vật. Nếu phải tiếp xúc trực tiếp thì cần mang bảo hộ lao động phù hợp.

- Giảm nguy cơ lây nhiễm từ người cho người bằng cách giám sát, phát hiện sớm ca bệnh để cách ly, điều trị kịp thời. Hạn chế tiếp xúc vật lý trực tiếp với những người nghi ngờ hoặc đã được khẳng định nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn, khử khuẩn môi trường, nhất là sau khi tiếp xúc trực tiếp hoặc sau khi tiếp xúc với quần áo, chăn màn, đồ dùng sinh hoạt của người người nhiễm/nghi nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.

- Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa đối với nhóm người có nguy cơ lây nhiễm cao. Vaccine phòng bệnh đậu mùa có khả năng phòng bệnh đậu mùa khỉ lên đến 85% và làm giảm mức độ nặng của bệnh. Vaccine phòng đậu mùa được sản xuất theo nguyên lý vaccine virus sống giảm độc lực.

(Tổng hợp)

TÚC
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement