Advertisement

icon icon img
Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khi phát hiện con nói dối và lấy trộm tiền, cha mẹ nên làm gì?

Sức khỏe

09/05/2019 09:22

Theo các chuyên gia tâm lý, nói dối và ăn trộm là những hành vi phổ biến ở trẻ mới lớn khi trẻ còn chưa phân biệt được đúng sai.

Chắc chắn sau cú sốc, cha mẹ nào cũng tự hỏi rằng, vì sao con ăn trộm tiền? Cha mẹ đâu có để con thiếu thốn cái gì? Cha mẹ luôn yêu thương, quan tâm con, tại sao con có thể làm điều đáng xấu hổ như thế?

Những vấn đề này xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ từ 5 đến 8 tuổi. Hành vi này của trẻ khiến các bậc phụ huynh vô cùng đau đầu, và nếu không xử trí đúng cách có thể mang lại hậu quả khôn lường.

Trẻ có thể ăn trộm tiền vì nhiều lí do – thứ chúng muốn nhưng không thể có hay bị cha mẹ từ chối, thiếu tự chủ khi ở trong tình huống ăn cắp dễ dàng, hoặc bạn bè của trẻ cũng làm như vậy.

Hành vi này thường bắt đầu từ ăn cắp tiền mệnh giá nhỏ và sau đó sẽ nói dối khi bị người lớn truy hỏi. Trẻ nhỏ thường muốn sở hữu mọi thứ, nên chúng có thể lấy bất cứ thứ gì mình muốn và sau đó tạo ra một câu chuyện hư cấu bằng cách nói dối.

Khi phát hiện con nói dối và lấy trộm tiền, cha mẹ nên làm gì?

1. Giữ bình tĩnh

Dù tức giận và thất vọng đến đâu thì các bậc phụ huynh: phải luôn giữ bình tĩnh. Thường thì gặp phải tình huống này, người lớn sẽ trừng phạt trẻ ngay như đánh, tát, cốc đầu, mắng nhiếc thậm tệ… Trẻ sẽ rất sợ và có những phản ứng không mong muốn.

Cho nên cha mẹ cần biết kiềm chế cảm xúc và nét mặt của mình. Nếu phản ứng thái quá sẽ có thể khiến trẻ có xu hướng phản ứng lại. Một là chối bay chối biến, hai là làm điều dại dột tự hại bản thân. Những câu tra hỏi, dọa nạt thực sự không có tác dụng gì.

Điều quan trọng nhất là phải bình tĩnh. Vì chỉ khi bình tĩnh, cha mẹ mới có cách xử lý đúng đắn nhất.

Khi phát hiện con nói dối và lấy trộm tiền, cha mẹ nên làm gì?

2. Tìm hiểu nguyên nhân

Bao giờ cũng vậy, khi biết được nguyên nhân thì cách giải quyết sẽ nhanh, đơn giản và hợp lý hơn rất nhiều. Phần lớn trẻ lấy tiền vì quá thích món đồ chơi nào đó chứ không có thói quen lấy trộm.

Muốn bé nói nguyên nhân thì cha mẹ không nên hỏi ngay vào lúc đó mà nên để dịp thích hợp như dắt bé đi nhà sách, đi chơi hay ăn uống để bé thấy thoải mái và trò chuyện với bé. Khi đó, theo bản năng bé sẽ tự trả lời và nói những gì mà bé nghĩ trong đầu.

3. Giải thích cho trẻ hiểu

Việc này rất cần vì trẻ đang trong giai đoạn nhận thức, và đôi khi trẻ con nhận thức rất nhạy bén. Trẻ sẽ bộc lộ lòng mình và nói chuyện cởi mở với mẹ khi cảm thấy thoải mái.

Trẻ chưa phân định được ranh giới thế nào là tốt, thế nào là xấu nên rất cần được mẹ giải thích, phân tích rõ hành động lấy trộm và nói dối là xấu chứ bản thân bé không phải là người xấu.

Cha mẹ cũng cần dạy con cách dũng cảm chống lại sự sai trái. Hướng dẫn con tìm sự giúp đỡ nếu con không thể tự giải quyết vấn đề của mình. Và hãy là người bạn của con, hiểu con, từ đó con sẽ tin cậy mà giãi bày cùng với cha mẹ. 

Khi phát hiện con nói dối và lấy trộm tiền, cha mẹ nên làm gì?

4. Giúp con sửa chữa sai lầm và để bé tự khắc phục hậu quả

Cha mẹ cần nhận định chính xác hành vi của trẻ. Trẻ thường làm việc tự phát, thích là lấy chứ không biết đó là hành động lấy trộm, cho nên cần giải thích cho trẻ hiểu để bé tự thấy đó là việc không nên tái phạm nữa. Đừng quá nhấn mạnh về giá trị tiền bạc trong vấn đề này, trẻ nhỏ thật sự chưa có khái niệm về tiền.

Sau khi trẻ hiểu được hành động sai trái của mình thì nhẹ nhàng khuyên con sửa lỗi. Bên cạnh đó, cha mẹ nên ý thức cho con biết cách lao động để có đồng tiền, chứ không nên lấy trộm như vậy. Cha mẹ có thể tập cho trẻ làm những việc trong nhà để trẻ thấy được sự khó nhọc, vất vả và quý trọng đồng tiền hơn.

5. Tiếp tục tin cậy con, động viên con

Có một điều rất phổ biến là khi trẻ phạm lỗi cha mẹ thường hay nhắc đi nhắc lại lỗi lầm này. Điều này hết sức không nên vì nếu nhắc lại chuyện cũ thì trẻ sẽ mặc cảm và nghĩ rằng cha mẹ vẫn nhớ lỗi của mình, không tin tưởng mình, dẫn đến trẻ luôn có khoảng cách với mọi người.

Trẻ luôn sợ bị cha mẹ phạt nên sẽ ít khi nói thật, cho nên bố mẹ cần giữ lời hứa sẽ không phạt con nếu con nói thật. Đừng vì con mắc sai lầm mà không động viên hay khen con khi con làm việc tốt.

Khi phát hiện con nói dối và lấy trộm tiền, cha mẹ nên làm gì?

6. Ngăn ngừa con ăn trộm tiền bằng cách nào?

Cha mẹ có thể đặt ra một vài nguyên tắc cho trẻ như không được đem đồ của người khác về nhà khi chưa xin phép, luôn hỏi người lớn khi trẻ muốn giữ một món đồ gì đó, không được lấy bất cứ thứ gì từ cửa hàng trừ khi người lớn cho phép.

Hãy xem lại bản thân có thói quen vứt đồ lung tung, để tiền sơ hở hoặc tạo cho con được tiêu tiền tùy tiện hay không. Nếu có thì những thói quen này cần được thay đổi ngay lập tức.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần chủ động quan sát và trò chuyện với con. Điều quan trọng nhất là vạch ra cho trẻ cách làm đúng, chẳng hạn muốn ăn gì thì hỏi mẹ mua cho, bạn bè xúi làm điều xấu thì kể cho bố mẹ biết để người lớn có cách giải quyết…

Bên cạnh đó, người lớn có thể đảo ngược tình thế bằng cách bày tỏ sự tin tưởng với trẻ, giao cho bé việc giữ đồ, canh cho khỏi bị kẻ khác lấy trộm đồ của bố mẹ.

Nuôi con là một hành trình rất dài, làm cha mẹ cũng cần phải học. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho cha mẹ nào đang khó xử khi gặp tình huống con ăn trộm tiền.

MỘC MIÊN (t/h)
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement