Advertisement

Nhận bản tin

Liên hệ quảng cáo

Email: banbientap@baocungcau.net

Hotline: 0917 267 237

icon logo

Quên mật khẩu?

Có tài khoản? Đăng nhập

Vui lòng nhập mật truy cập tài khoản mới khẩu

Thay đổi email khác
icon

Khi nào CSGT có quyền đá, đạp ngã xe vi phạm?

Hỏi đáp

04/02/2021 17:51

Theo luật sư, trong trường hợp cần trấn áp tội phạm quả tang CSGT có quyền đạp ngã xe vi phạm, nhưng nếu không phải tội phạm quả tang thì hành vi đó là sai.

CSGT đạp người đi xe máy ngã sấp mặt trên đại lộ Võ Văn Kiệt, Quận 1, TP.HCM

Chiều 4/2, mạng xã hội Facebook lan truyền đoạn clip quay lại cảnh chiến sĩ CSGT Đội Bến Thành đạp người đi xe máy ngã sấp mặt trên đại lộ Võ Văn Kiệt (Quận 1, TP.HCM). Toàn bộ sự việc được camera hành trình một chiếc ô tô ghi lại, sau đó phát tán lên mạng xã hội khiến nhiều người bức xúc.

Phân tích trên góc độ pháp lý với VTC News, luật sư Trần Minh Cường (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho rằng khi phát hiện phạm tội quả tang như cướp, cướp giật, gây thương tích... thì CSGT có quyền sử dụng các biện pháp kể cả vũ lực như đá, đạp ngã xe, đánh, trấn áp để bắt giữ đối tượng. Hành vi trấn áp đối tượng căn cứ vào quy định chung về bắt giữ tội phạm quả tang.

"Trong trường hợp như vậy thì CSGT không sai", luật sư Cường nói.

Tuy nhiên, luật sư Cường cho rằng đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội rất rõ ràng, CSGT phát hiện vi phạm hành chính đơn thuần là người lái xe máy không tuân theo hiệu lệnh của CSGT. Với trường hợp này khi làm nhiệm vụ CSGT phải áp dụng các biện pháp nghiệp vụ theo đúng quy định và điều lệ nghành như ra hiệu lệnh, dùng dụng cụ chặn xe, truy đuổi... chứ không được phép đạp, đá người vi phạm.

Khi nào CSGT có quyền đá, đạp ngã xe vi phạm? - 1

Luật sư Trần Minh Cường.

"Bởi lẽ với những hành vi trên có thể gây nguy hiểm tới tính mạng người vi phạm, CSGT có quyền chọn cách xử lý phù hợp theo quy định như ghi lại biển số xe, truy đuổi, báo cho đồng đội chốt kế cận để chặn xử lý. Trường hợp clip ghi nhận cho thấy CSGT đã hành động sai quy định pháp luật, giả sử trường hợp này người vi phạm bị tổn thương sức khỏe thậm chí tử vong thì chính người CSGT này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự liên quan đến các tội danh tương ứng", luật sư Cường nói.

Cũng theo luật sư Cường, việc CSGT lao ra đường dùng mọi cách để truy đuổi, ngăn chặn người vi phạm có thể gây nguy hiểm cho CSGT và cho chính người vi phạm.

“Dù người vi phạm bỏ chạy là sai nhưng người thực thi pháp luật vẫn phải làm đúng. Chỉ trong những trường hợp các đối tượng bỏ chạy vì vừa vi phạm hình sự như cướp giật thì cần quyết liệt ngăn chặn”, luật sư Cường nêu quan điểm.

Vị luật sư Đoàn Luật sư TP.HCM đề nghị Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC08) Công an TP.HCM cần ngay lập tức xem xét lại toàn bộ vụ việc để chấn chỉnh và xử lý hành vi vi phạm nếu có.

KHUẤT NGUYÊN
iconChia sẻ icon Chia sẻ
icon Chia sẻ

Advertisement